Lý thuyết về sự trưởng thành của tượng đài văn học Nhật Bản: Haruki Murakami

Trưởng thành luôn đi cùng nỗi cô đơn và những nhiệt huyết dần bị đánh mất, đã bao giờ bạn cảm thấy lớn lên là một điều đáng tiếc chưa?

Suốt nhiều năm qua các tác phẩm của Haruki Murakami đã và đang giống như một người bạn đồng hành bên cạnh những người trẻ đầy yêu thương, nhiệt huyết lẫn trống rỗng và cô đơn.

Những người trẻ chìm đắm trong nỗi ám ảnh của sự trưởng thành, của việc phải “lớn lên”, chìm trong những vụn về yêu đương rồi chia ly đầu đời. Tất cả những điều đó đều rất khó gọi tên cụ thể, nhưng điệu jazz hoang đường của tuổi trẻ cứ xoay vòng, xoay vòng khi người ta trẻ.

Và chắc không ít lần chúng ta là một Wantanabe trong Rừng Nauy, cứ lạc lối trong một xã hội không còn bản sắc. Nơi tình yêu nhường chỗ cho những hoang mang, những câu hỏi chỉ vang vọng ra rồi nhận lại chỉ là sự lặng im.

Hay chúng ta sẽ như một “kẻ không tên” trong Cuộc săn cừu hoang bắt đầu một hành trình sau 30 năm gần như chỉ tồn tại chứ không hề sống trong cuộc đời này. Hành trình đi tìm một con cừu có ngôi sao đỏ vô hình vô dạng trong tâm trí. Một con cừu ranh mãnh và đang làm chủ cuộc đời của rất nhiều người. Có phải đã rất nhiều lần chúng ta cũng bắt đầu một điều gì đó vô vọng nhưng không biết làm sao để kết thúc nó đúng không?

Rồi chắc cũng không ít lần chúng ta thấy mình thật nhạt nhòa, một Tazaki Tsukuru không màu cứ suốt đời quanh quẫn trong việc tin rằng mình “trong suốt” giữa những người bạn đầy màu sắc của mình. Rồi cuối cùng lại nhận ra rằng, trong mắt của mọi người ta vốn dĩ đã có một màu của riêng mình.

Chúng ta đã từng yêu ai đó khi trẻ đến khờ dại không, đến độ tình cảm đó biến thành một nỗi ám ảnh trong lòng. Nhưng rồi chúng ta nhận ra rằng: “Càng trưởng thành thì lòng can đảm yêu thương một ai đó càng vơi dần đi.”

 

 

Và chúng ta cũng không biết phải bắt bao nhiêu chuyến tàu để rời khỏi thành phố nhỏ thân thuộc, bắt bao nhiêu chuyến tàu mới rời khỏi mớ bòng bong của những năm tháng thanh xuân này, rời xa cả những người mà ta thương quý nhất. Chuyến tàu thanh xuân không biết phải dừng lại ở đâu để có được hạnh phúc cho đời mình?

 

 

Những đổ vỡ trong đời ta chỉ làm ta mạnh mẽ thêm , những vết thương trong lòng chỉ nhắc ta nhớ mình phải kiên cường hơn. Và những người rời khỏi đời ta sẽ dạy ta cách yêu thương và trân trọng ai đó trong đời. Còn nếu họ vẫn rời đi tức là sứ mệnh của họ trong đời ta đã kết thúc rồi.

 

Nhưng rồi sau tất cả chúng ta vẫn quay về cuộc đời của mình, sống cuộc đời của mình như vốn dĩ chưa có chuyện gì xảy ra. Wantanabe cũng quay về thành phố cũ, kẻ không tên cũng quay lại cái chốn bắt đầu hay Sumire trong Người tình Sputinik đã đi sang bên kia tấm gương. Tất cả đều có quay về để sống tiếp cuộc sống mà mình từng đào tẩu, bằng cách này hay cách khác.

Chúng ta chấp nhận tuổi trẻ, chấp nhận những cô đơn không thể gọi tên và chấp nhận cả những mất mát vô hình lẫn hữu hình. Nhưng bản thân chúng ta, sau những vấp ngã lại đứng lên thôi. Đứng lên để bắt chuyến tàu cuối ngày quay về thành phố, sống một cuộc đời tươi đẹp và để lại hành trình cô đơn sâu trong trái tim mỗi người.

Haruki Murakami sinh ngày 12 tháng 1 năm 1949 tại Kyoto, nhưng lớn lên tại thành phố Nishinomiya và thành phố Ashiya ở tỉnh Hyogo.Từ nhỏ, Murakami đã chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây, đặc biệt là âm nhạc và văn học.
Ông lớn lên cùng với hàng loạt tác phẩm của các nhà văn Mỹ như Kurt Vonnegut và Richard Brautigan, và sự ảnh hưởng của phương Tây chính là đặc điểm giúp mọi người phân biệt ông với những nhà văn Nhật khác.


Một số tác phẩm nổi tiếng của ông: Rừng Nauy, Biên niên ký chim vặn dây cót, Người tình Sputnik, Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời…

Theo Saostar

Vĩnh biệt hay đoàn tụ? Bạn chọn cái kết nào cho bộ truyện Doraemon? 
Họa sĩ truyện tranh Nhật Bản nghề kiếm bộn tiền từ lao động khổ sai
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: