Đến người Nhật cũng “bó tay” với ý nghĩa đằng sau những tên thương hiệu Nhật nổi tiếng thế giới

Canon, Panasonic, Bridgestone, Sony,…là những thương hiệu nổi tiếng thế giới của Nhật đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta.

Người ta vẫn thường nói “thương trường như chiến trường”, cạnh tranh trong kinh doanh có thể đưa tên tuổi một người lên mây nhưng cũng đồng thời cướp đi của người đó tất cả chỉ trong một đêm. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, từ hình ảnh đến chất lượng.

Trong đó Cái Tên chính là nước cờ đầu tiên doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận với những khách hàng tiềm năng. Mỗi cái Tên là một câu chuyện mà những nhà hoạch định chiến lược muốn gửi gắm, không chỉ dùng để quảng bá sản phẩm mà còn phải đánh vào tâm lí của người dùng, khiến họ “khắc cốt ghi tâm”.

Bên trong những cái tên thương hiệu chúng ta vẫn nhắc đến như một thói quen, liệu bạn đã hiểu ý nghĩa của chúng? Hôm nay, Japo sẽ giải thích cho các bạn một số tên thương hiệu nổi tiếng ở Nhật nhé.

Sega – Cha đẻ của Sonic

Một trong những hãng Game lớn của Nhật, nhà sản xuất của chú nhím xanh Sonic từng nổi tiếng một thời trong Cộng đồng Game thủ Việt Nam, liệu bạn có còn nhớ?

Tên đầy đủ của thương hiệu này là Service Games. Bạn dễ dàng nhận thấy Sega chính là từ ghép rút gọn của cụm từ này.

Một cách đặt tên khá đơn giản nhưng thể hiện đầy đủ được tính chất của thương hiệu. Những siêu phẩm “vang bóng một thời” của hãng Game này hứa hẹn một sự trở lại ngoạn mục trong năm 2017, các bạn hãy cùng chờ xem nhé.

Nitendo

Tên thương hiệu đã được phiên âm sang tiếng Anh, nhưng bản gốc tiếng Nhật của nó là 任天堂  (Nitendou).

Với ý nghĩa là “Hãy chơi hết mình và phó mặc số phận cho ông trời”, hãng Game truyền tải thông điệp chơi Game giống như đánh bạc, dù chiến lược có hoàn mỹ đến mấy vẫn tồn tại yếu tố may mắn. Do đó hãy chơi với tâm trí thắng thua không quan trọng, chủ yếu bạn đã chơi hết mình và cống hiến toàn bộ cho trò chơi.

Một cái tên đầy thách thức đúng không?

DHC

Đây là thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng mà không phụ nữ Nhật nào không biết đến.

Thế nhưng ý nghĩa tên thương hiệu này lại không liên quan gì đến Phụ nữ hay Làm đẹp.

DHC là viết tắt của Daigaku Honyaku Center (Trung tâm Dịch thuật trường Đại học). Nguyên nhân vì trước khi chuyển sang kinh doanh Mỹ phẩm, DHC là một công ty chuyên biên phiên dịch tài liệu. Hai lĩnh vực hoàn toàn không liên quan đến nhau, thế nhưng cái tên này cũng khiến bạn cảm thấy khá tò mò.

Suntory

Suntory là một hãng bia rượu của Nhật, CEO của thương hiệu này là ngài Tori.

Ngài Tori trong tiếng Nhật gọi là Tori-san.

Khi đọc ngược lại ta sẽ được San-Tori – Suntory.

Lại thêm một thương hiệu có cái tên không liên quan gì đến sản phẩm, nhưng câu chuyện cái tên này cũng khá buồn cười.

Canon

Canon trong tiếng Nhật được viết là 観音 (Kannon) – có nghĩa là Phật bà Quan âm.

Nhân tiện, tên đúng của công ty này là キヤノン (Kiyanon) chứ không phải là Kanon như chúng ta vẫn lầm tưởng. Đến người Nhật mà cũng mắc phải sai lầm này, vì Kanon dễ phát âm hơn Kiyanon.

Bridgestone

Đây là hãng sản xuất lốp xe hàng đầu thế giới.

Tên người sáng lập thương hiệu này là ngài Ishibashi. Trong tiếng Nhật Ishi có nghĩa là Stone (Đá) trong khi Bashi hay Hashi là Bridge (cây cầu). Ghép hai cụm từ này với nhau ta được Bridgestone.

Nếu sử dụng lốp của Bridgestone, có đi qua cây cầu đá cũng không sợ bể bánh – Phải chăng nhà sản xuất muốn truyền tải thông điệp này, hay chẳng qua đó chỉ là tên của nhà sáng lập?

Toyota

Hãng xe nổi tiếng thế giới Toyota – được mệnh danh là “Thánh lật” vì hệ thống cân bằng không được ổn định.

Ngày trước tôi cứ nghĩ cái tên xuất phát từ thành phố Toyota, thuộc quận Aichi, quê hương của hãng xe này. Thế nhưng sự thật lại hoàn toàn khác.

Thật ra Toyota là tên được sửa lại từ dòng họ Toyoda nổi tiếng vùng Aichi. Năm 1936, gia đình Sakichi Toyoda có ý tưởng thành lập công ty chuyên sản xuất ôtô khi họ giành được một trong hai giấy phép sản xuất ôtô của chính phủ Nhật Bản.

Chúng ta vẫn thường nhắc đi nhắc lại những cái tên nổi tiếng này, nhưng có lẽ ít ai thắc mắc về ý nghĩa cái tên ấy. Câu chuyện đằng sau những cái tên thương hiệu nổi tiếng đã chứng minh một điều: Sự thật chúng ta luôn tin chưa chắc đã trùng với bản chất của vấn đề.

Chính người Nhật đôi khi còn hiểu sai về tên thương hiệu, do đó bạn hãy dùng những kiến thức biết được ở đây để làm họ bất ngờ nhé.

Kengo Abe

Đừng để bị xấu hổ vì đọc sai tên những ông lớn thương hiệu này của Nhật

Sự thật đằng sau những thương hiệu vẫn thường bị nhầm tưởng là của Nhật

Wagyu: Thương hiệu thịt bò đắt đỏ nhất thế giới xây dựng từ sự tỉ mỉ đến khó tin

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: