Xung quanh câu chuyện dài ngắn của váy đồng phục nữ sinh Nhật Bản

Các nữ học sinh trung học ở từng địa phương sẽ có suy nghĩ khác nhau về thời trang, thể hiện qua độ dài chiếc váy đồng phục. Một cuộc điều tra đã được thực hiện trên toàn nước Nhật để tìm ra nơi nào mà đồng phục càng ngắn sẽ càng hợp mốt, trên quan điểm các học sinh cấp 3 tại địa phương đó.

 

Cuộc khảo sát được thực hiện trên 14 địa phương của Nhật bao gồm Hokkaido, Akita, Tochigi, Gunma, Tokyo, Kanagawa, Aichi, Osaka, Hyogo, Shiga, Fukui, Ehime, Okayama và Fukuoka. Để thực hiện cuộc khảo sát này, rất nhiều phóng viên đã tập kết tại trạm tàu và nơi công cộng để phỏng vấn hơn 2400 nữ sinh về vấn đề trên. Kéo dài từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, hiện kết quả khảo sát đã có và gây không ít bất ngờ cho nhiều người. Bạn có tò mò không?

Sau khảo sát, độ dài váy đồng phục được chia làm 7 loại:

  1. Cao hơn đầu gối trên 15cm
  2. Cao hơn đầu gối 15cm
  3. Ngay trên đầu gối
  4. Ngang đầu gối
  5. Ngay dưới đầu gối
  6. Thấp hơn đầu gối 15cm
  7. Thấp hơn độ dài (6)

Độ dài cụ thể được biểu hiện trong hình sau:

Điểm nổi bật của cuộc khảo sát này chính là sự khác biệt độ dài váy nữ sinh trung học ở vùng trung tâm và vùng Kansai.

Tại các khu vực trung tâm, có hơn 37% nữ sinh ở đây trả lời rằng độ dài váy đồng phục của họ nằm ở mức 1, trên đùi 15 cm. Trong đó, Yokohama thuộc Kanagawa là nơi chấp nhận chiều dài váy đồng phục ngắn nhất. Tại nhiều nơi thuộc Tokyo như Shibuya hay Ikebukuro cũng đồng ý rằng váy ngắn chính là trào lưu ở đây.

Kết quả tương tự tại những vùng gần Tokyo như Sapporo, Nagoya, Tochigi,…Có thể thấy sức ảnh hưởng từ thời trang tại Tokyo là rất lớn và khó cưỡng lại.

Ngay cả tại những vùng lạnh lẽo như Sapporo, nữ sinh ở đây chia sẻ rằng họ sẽ mang tất dài vào mùa đông và nhất quyết không thay đổi chiều dài váy.

Trong khi đó, tại vùng Kansai, cụ thể là Osaka, 60% nữ sinh ở đây không muốn để lộ đầu gối. Nguyên vọng của họ là “Váy càng dài càng tốt”. Đồng phục nữ sinh ở đây khi kết hợp cùng giày Sneaker và túi xách, trông cứ như kiểu dáng từ thời xưa vậy.

Tương tự, tại Kobe (Hyogo), 50% nữ sinh không để lộ đầu gối khi mặc váy. Tuy nhiên đồng phục ở đây so với Osaka có sự khác biệt.

Giống như các nữ sinh trung học ở Osaka, một nữ sinh tại Kobe chia sẻ rằng cô chưa từng có ý muốn mặc váy ngắn đi học, và cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc làm cho váy đồng phục ngắn hơn”. Đồng phục nữ sinh ở đây tuy khá dài, nhưng mang lại cảm giác nữ tính đáng yêu, nhờ thiết kế thủy thủ váy liền áo.

Theo ý kiến của đa số nữ sinh vùng Kansai, váy dài mang lại cho họ cảm giác nữ tính và dịu dàng hơn, trong khi váy ngắn giống như đang tham dự hội Cosplay vậy.

Có một ngoại lệ tại vùng Kansai, đó là tỉnh Shiga. Không giống như các địa phương chung khu vực như Osaka hay Kobe, váy đồng phục ở đây lại được xếp vào loại ngắn.

Váy đồng phục hiện nay dài hơn ngày xưa?

Những yếu tố quyết định chiều dài váy của nữ sinh không chỉ bao gồm mốt và luật lệ tại trường. Nó còn phụ thuộc vào mối quan hệ bạn bè của học sinh, chiều cao trung bình của học sinh trong lớp và thậm chí, vị thứ xếp hạng của lớp học so với toàn trường.

Theo chia sẻ của các phóng viên thực hiện khảo sát, vào thời của họ, váy đồng phục nữ sinh ngắn hơn bây giờ rất nhiều.

Dù bị hạn chế bởi luật lệ ở trường học, các nữ sinh vẫn có cách để khiến váy của mình ngắn hơn để tôn đôi chân dài. Thay vì mang tất chân dài quá đầu gối, họ sẽ kéo xuống đến tầm mắc cá chân, như vậy phần da sẽ lộ ra nhiều hơn.

Dù dài hay ngắn, đồng phục học sinh chỉ có thể mặc 1 lần trong đời. Hãy trân trọng bộ đồng phục cho đến khi phải vĩnh viễn cởi bỏ nó ra nhé. Khi ấy, cho dù bạn có không thích đồng phục của mình tới mức nào cũng sẽ cảm thấy nhớ và ao ước được mặc đấy.

Sachiko
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: