“Mối tình lãng du” của người con xứ Việt trên đất Osaka năm 1970
Buổi chiều mưa hôm đó, khiến lòng người man mác nỗi niềm xa xăm giữa đất trời mênh mang.
Bóng dáng người vội vã lướt qua nhau trên phố chiều. Từ xa một âm thanh du dương nào đấy vọng lại, người chợt nhận ra khúc nhạc tình thân quen hôm nào – Diễm Xưa.
Trịnh Công Sơn quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, được coi là nhạc sĩ lớn nhất của nền âm nhạc đại chúng, Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến.
( Nguồn wikimedia)
Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện nhưng thành công lớn nhất vẫn là Khánh Ly và Hồng Nhung.
Nổi tiếng đầu tiên từ tác phẩm Ướt Mi đến Diễm Xưa, Hạ Trắng, Ru ta ngậm ngùi, … đã mang đến cho ông nhiều thành công vang dội.
( Nguồn tourismvn.wordpress)
Hầu như, các tác phẩm của ông đều được dịch ra nhiều thứ tiếng lẫn tiếng Nhật.
Nổi tiếng với bài Diễm Xưa được thể hiện bởi giọng ca ngọt ngào, êm dịu của cô ca sĩ Khánh Ly tại hội chợ Osaka vào năm 1970, được người Nhật hưởng ứng nhiệt tình.
( Nguồn youtube)
Khánh Ly trình diễn tại Osaka trong trang phục truyền thống của người con gái Sài Gòn xưa, đằm thắm và quyến rũ làm say đắm bao chàng trai xứ người.
( Nguồn nld._)
Tâm hồn sâu lắng của người Nhật đương đại du dương theo khúc nhạc trở nên đồng điệu tâm hồn giữa những người cùng thế kỷ.
” Mưa vẫn mưa bay cho dời biển rộng
Làm sao em biết bia đá không đau?
Để người phiêu lãng quên mình lãng du”
Cảm xúc mãnh liệt trong trái tim yêu thương đầy khoắc khoải, muộn phiền đọng lại thành cơn mưa chiều bay trong gió.
Cuộc hành trình đời người dần khép lại, bao ký ức về kỷ niệm ai đó giữ riêng cho mình nỗi nhớ khoắc khoải, khôn nguôi.
( Nguồn youtube)
Diễm Xưa không chỉ được thể hiện bởi ca sĩ trong nước mà còn được trình diễn bởi ca sĩ tên tuổi người Nhật trong khán phòng rộng lớn.
( Nguồn youtube.)
Trái tim nồng thắm, sâu lắng của Trịnh Công Sơn tựa như bao trái tim người Nhật nơi đây.
Tình ca khiến người ta gợi về những cảm xúc mãnh liệt, đầy ám ảnh trong tác phẩm Rừng Na Uy của Muarakami Haruki, níu kéo người mãi không dứt.
Chính hoàn cảnh lịch sử đã đem tâm hồn của hai nền văn hoá lại gần nhau hơn. Một mối tình giữa người con xứ Việt với vùng Osaka thân thương hôm nào.
Midori
Nara Nơi sứ giả của các vị thần ngự trị
Sóng lừng ở Kanagawa- Bức tranh nổi tiếng nhưng đầy bí ẩn
Báu vật Việt trên đất khách : Gốm Chu Đậu