Cư dân mạng Nhật Bản thi nhau kẹp chai nhựa vào nách để chữa ngạt mũi
Không thể tin được, niềm vui cho những người ngạt mũi kinh niên lại đến từ chai nhựa đựng nước.
Ngạt mũi, chảy nước mũi là tình trạng cực kỳ khó chịu, nhất là trong khi ngủ. Các phương pháp điều trị tự nhiên vẫn có tác dụng, tuy nhiên do chất lượng không khí ngày một giảm sút. Dù có chữa bằng cách nào thì chứng ngạt mũi có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Theo người dùng Twitter @dobu_p đến từ Nhật Bản, người đã thử đủ các phương pháp chữa ngạt mũi khác nhau trên mạng nhưng đều không ăn thua. Cho đến khi một mẹo đơn giản lại có thể khắc phục tình trạng sụt sịt khó chịu.
“Tất cả những gì bạn cần là một cái chai nhựa”
“Trong số những phát mẹo chữa xoang trên Twitter mà tôi đã thử, cách tốt nhất là kẹp một chai nhựa vào bên nách đối diện với lỗ mũi bị tịt. Như vậy hệ thống thần kinh giao cảm sẽ được kích hoạt để làm sạch xoang… xin cảm ơn”, @dobu_p cho biết.
Hệ thần kinh đối giao cảm hay Hệ thần kinh phó giao cảm (viết tắt là PSNS – Parasympathetic Nervous System), là một trong hai bộ phận chính của hệ thần kinh tự chủ gọi tắt là ANS (autonomic nervous system). ANS có nhiệm vụ điều hòa các bộ phận và các tuyến bên trong cơ thể, Những hoạt đồng này diễn ra một cách vô thức.
Như vậy, theo đúng như lời của @dobu_p thì: Nếu bạn bị ngạt mũi trái, tất cả những gì bạn cần làm là kẹp chai nhựa rỗng vào nách phải. Tác giả của phương pháp này còn cho biết, chai nhựa 500ml sẽ cho kết quả tốt nhất.
Như vậy, theo đúng như lời của @dobu_p thì: Nếu bạn bị ngạt mũi trái, tất cả những gì bạn cần làm là kẹp chai nhựa rỗng vào nách phải
Hiện tại, chưa thể kiểm chứng được phương pháp của @dobu_p có hiệu quả hay không vì chưa đủ bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, dòng Tweet chia sẻ cách chữa ngạt mũi của @dobu_p đã có tới gần 180.000 lượt thích, hơn 86.000 re-tweet.
Người dùng Internet ở Nhật Bản cũng chia sẻ một số cách phổ biến để chữa ngạt mũi như: đứng lên ngồi xuống (tăng tuần hoàn máu), nằm nghiêng về phía mũi không ngạt hoặc ngậm trà ấm.
Nguồn: Sora News
Theo Genk
Nhật Bản tranh cãi khi “mượn” hình ảnh Thủy thủ Mặt Trăng kêu gọi phòng chống… bệnh”người lớn”