Giải mã tại sao quạ Nhật Bản lại biết chửi: “Ngu” ?

Ở Việt Nam, cũng giống như mèo đen, quạ là loài chim mang ý nghĩa kém may mắn. Một số người Nhật cũng quan niệm như thế trong cuộc sống. Thậm chí, họ còn cho rằng, hễ có tiếng quạ khóc thì đâu đó sẽ có người chết.

Bạn có biết tiếng quạ kêu được diễn tả như thế nào trong tiếng Nhật ?

Đó là カァーカァー(Kaa- Kaa) hay ガァーガァー(Gaa-Gaa) hay アーアー(Aa -aaa)…

Quạ : “Đừng có đến gần hơn nữa, con Sen kia! “

Ảnh: shimashimaseikatu.com

Thực hư chuyện quạ Nhật biết chửi “Ngu”

Tuy nhiên, khi xem Manga hay Anime ta lại thường thấy hình ảnh quen thuộc hơn liên quan đến quạ. Đó là khi một người bị “chọc quê” hay “đần mặt” ra thì sẽ có một chú quạ bay ngang qua và nói “AHO…AHO” (Ngu quá… Ngu quá…). Bạn có nhớ hình ảnh như thế ở Manga hay Anime nào đó mình từng xem qua?

Ảnh: giphy.com

Hình ảnh con quạ “ngu ngốc” trong Anime Naruto

Ảnh: tvtropes.org

Tại sao lại có sự biến tấu như vây? Không lẽ loài quạ tượng trưng cho sự ngốc nghếch hay tiếng kêu của nó thật sự trùng hợp đến vậy?

Vậy hãy cùng lắng nghe xem quạ có thật sự phát ra được tiếng kêu như vậy hay không nhé?

Trong đời thực:

Quả nhiên có sự trùng hợp đáng kinh ngạc phải không nào?

Rõ ràng âm thanh phát ra là Ahho …

Ngoài ra chúng còn có thể “chửi” cả giọng Kanto nữa nhé! “Baka…Baka…”

Lý giải cho tiếng kêu kỳ lạ này, người Nhật nói rằng đó chỉ là tiếng than khóc của loài quạ và vô tình khiến người ta liên tưởng đến âm thanh giống như thế.

Ví dụ: Nếu không xét về chủng loại, cho dù cùng một loài động vật nhưng khi ở Việt Nam, quạ sẽ kêu là “Quạ… Quạ…” thì người Nhật lại phiên âm ra là “Ka…ka…” .

Hay chó sủa “gâu gâu” ở nước ta, khi ở Nhật lại thành “Wan…wan”.

Vì vậy, nếu bạn không phải là người Nhật và chưa bao giờ nghe đến chữ Aho hay Baka thì chắc chắn sẽ chẳng nghĩ nó đang “chửi” ai đó đâu.

Câu chuyện về tiếng kêu của loài quạ 

Khi đến Nhật, đặc biệt là các thành thị lớn như Tokyo, bạn sẽ “choáng” vì số lượng quạ ở đây rất đông. Có hai loại quạ chính là quạ thành thị và quạ nông thôn. Và sẽ khiến bạn đau đầu, nhức óc vào các buổi sáng từ tháng 4 đến tháng 7 là loài quạ thành thị.

Ảnh: tvtropes.org

Đặc điểm của quạ thành thị (trái) và quạ nông thôn (phải) khác nhau ở phần mỏ và đầu.

Bạn có biết, thực ra quạ có hơn 40 tiếng kêu, nhiều hơn bất kỳ loài chim nào trên thế giới. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy quạ kêu và buổi sáng, buổi trưa và tối muộn… đều có sự khác biệt.

Phân loại các tiếng kêu của loài quạ ta có một số loại tiêu biểu như:

+Kêu khi nói chuyện với bạn bè

+ Kêu vào buổi sáng

+ Kêu để xác nhận vị trí với đồng loại

+Kêu khi có nguy hiểm không đáng kể

+Kêu lúc cấp bách

Đặc biệt, quạ là loài thích ánh sáng cam như bầu trời lúc chiều tà, nên ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các chú quạ vỗ cánh vừa kêu vừa bay về phía mặt trời như bài đồng dao dưới đây.

 

Bài đồng dao với nội dung: “Tại sao quạ lại than khóc?” (なぜカラス鳴くの?)có tên 七つの子, cũng là bài hát ca ngợi tình mẫu tử của các loài động vật. Qua đó dạy cho các em bài học làm người bổ ích. 

Vậy “Tại sao quạ lại than khóc?” Thật ra, đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người Nhật chứ không riêng gì người nước ngoài khi đến đây.

Và nếu bạn hỏi người Nhật, chắc chắn họ chỉ có một câu trả lời: “カラスの勝手でしょう?” (Karasu no katte deshou? – Đó là quyền của nó mà)!…

Japo mong rằng lời giải đáp về tiếng chửi “Ngu” của loài quạ Nhật đã khiến bạn hài lòng!

Hẹn gặp lại các bạn trong những chuyên mục “Lý giải chuyện nước Nhật ” sau!

 

Chee 

Bạn có nghe thấy tiếng kêu của Rồng?

Những âm thanh vô ý phát ra khiến bạn cảm thấy mình giống người Nhật

Âm thanh vang khắp nước Nhật vào lúc nửa đêm

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: