Truyện 4 khung tranh ra đời như thế nào ở Nhật ?

Thế giới Manga bao gồm rất nhiều thể loại, xét theo độ tuổi, mục đích và cảm xúc… lại có những thể loại khác nhau. Tuy nhiên xét về cấu trúc, không thể nào không đề cập một thể loại truyện tranh đơn giản, dễ thương nhưng không kém phần hấp dẫn như truyện 4 khung tranh hay còn phổ biến hơn với cái tên Yonkoma (四コマ).

Yonkoma bao gồm 4 khung tranh được sắp xếp từ trên xuống dưới hoặc trái sang phải. Mặc dù có nguồn gốc từ Nhật nhưng Yonkoma dần lan rộng sang thị trường thế giới (như chú Thòong) và cả truyện thiếu nhi Âu Mỹ.

Lịch sử

Vào thời Edo, khi thiên hạ thái bình, người ta chú trọng đến đời sống tinh thần hơn miếng ăn, khác với thời đại chiến quốc trước đó. Nhờ vậy, các lầu Xanh cũng nở rộ. Thể loại tranh Ukiyoe mát mẻ mô phỏng lại các cô gái chốn phòng the cũng nhiều hơn…

Vào cuối thời Edo, Hokusai Manga, một Mangaka thời đó đã tập hợp lại các tranh Ukiyoe và làm ra truyện Yonkoma đầu tiên. Làm tiền đề cho trào lưu truyện tranh 4 ô sau này.


Cấu trúc
Thông thường, Yonkoma được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định gọi là Kishōtenketsu. Cụm từ này là tập hợp những ký tự Kanji trong tiếng Nhật:

Ki: Khung đầu tiên làm cơ sở cho câu chuyện.
Shō: Khung thứ hai nối liền câu chuyện được viết ở khung đầu tiên.
Ten: Khung thứ ba là đoạn gay cấn, trong đó phát triển một tình huống không lường trước.
Ketsu: Khung cuối cùng đảm nhận phần kết, trong đó có thể thấy ảnh hưởng từ khung thứ ba.

Dạng khung dọc 

Dạng khung ngang 

Sử dụng
Yonkoma tồn tại trong hầu hết các xuất bản phẩm ở Nhật Bản, bao gồm tạp chí Manga, tiểu thuyết bằng tranh, mục truyện tranh trên báo, tạp chí trò chơi, tạp chí nấu ăn, …

Cốt truyện thường chỉ tóm gọn trong bốn khung, mặc dù một số câu chuyện có thể được nối tiếp trong phần sau, tạo ra một tác phẩm gồm nhiều mẫu truyện liên tục. Một vài yonkoma cũng đề cập đến các vấn đề nghiêm trọng, dù đa phần chúng chỉ mang yếu tố hài hước.

Một số Manga đôi khi sử dụng yonkoma, thường là ở cuối chương hay phần kết của truyện xem như là phần ngoại truyện kèm theo

Một số truyện 4 khung nổi tiếng

Có rất nhiều truyện tranh thời trước của Nhật bắt đầu với dạng 4 khung tranh và đến nay vẫn trung thành với định dạng đơn giản nhưng độ truyền tải cũng không hề thua kém các loại khác.

Có thể kể đến như Sazaesan, K-on!, Lucky Star…

Sazaesan

Ảnh: vi.wikipedia.org

Ngoài ra, nếu muốn luyện tập tiếng Nhật, bạn nhất định hãy tìm đọc Series truyện của Bloger Niki.Hitame ở đây, đăng dài kỳ trên báo điện tử viet-jo

Ảnh: life.viet-jo.com

Yonkoma đòi hỏi phải luôn có một điểm nhấn vì câu chuyện chỉ gói gọn trong 4 khung hình. Tưởng dễ mà vô cùng khó đấy!

Chee

5 sự thật thú vị về món mì Ramen trứ danh trong bộ truyện tranh Naruto

Họa sĩ truyện tranh Nhật Bản- nghề kiếm bộn tiền từ lao động khổ sai

Địa Ngục Môn – truyện tranh Việt đoạt giải Bạc ở Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: