Lý giải thú vị tại sao trong Anime lại có nhiều cảnh “lộ hàng”?

Một trong những cảnh phổ biến nhất, xuất hiện trong hầu hết các Anime, Manga chính là cảnh… lộ hàng. Một cơn gió vô tình lướt qua khiến chiếc váy của nhân vật nữ tung bay trong gió, hoặc những cô gái có tính tình con trai dù mặc váy ngắn vẫn vô tư đu vai bá cổ bạn trai, hay anh bạn nghịch ngợm có sở thích kỳ quái là tốc váy bạn gái,… Tất cả các cảnh trên đều mang lại nguy cơ lộ hàng của nhân vật nữ.

Ảnh Japanpower

Quan trọng hơn, bạn có thể bắt gặp cảnh ấy trong hầu như mọi thể loại, từ trinh thám, học đường đến cả truyện thiếu nhi.

Tại sao người Nhật lại ám ảnh về panty (quần trong) như vậy? Hóa ra, lý do lại bắt nguồn từ phương Tây.

Từ thời Minh Trị, khi Âu phục bắt đầu trở nên phổ biến trong giới thượng lưu, phần lớn người dân thường Nhật Bản vẫn mặc Kimono và Koshimaki (mảnh lụa quấn quanh hông mặc ở bên trong)

Ảnh My life in a Book – WordPress.com

Trong Thế chiến II, phụ nữ được khuyến khích mặc những chiếc quần rộng bó ở mắt cá chân gọi là monpe. Thời này chẳng ai mặc Koshimaki nữa, họ bắt đầu sử dụng các loại đồ lót của phương Tây.

Sau chiến tranh, Nhật Bản chịu những thiệt hại to lớn, đặc biệt là ảnh hưởng của đói nghèo. Khi ấy chỉ có gái mại dâm cao cấp phục vụ cho lính Mỹ và quân đồng minh mới có đủ tiền để mặc các loại đồ lót phương Tây đắt tiền. Vì thế đồ lót kiểu Tây bắt đầu gắn liền với xu hướng tình dục lộn xộn thời bấy giờ.

Ảnh We Heart It

Sau khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục,  phụ nữ bắt đầu chi nhiều tiền hơn cho trang phục, thế nhưng vẫn còn nhiều thiếu hụt trong ngành may mặc Nhật Bản không đủ cung cấp cho nhu cầu của họ. Vì thế phụ nữ Nhật bỏ tiền ra cho các loại đồ lót và vải vóc nhập khẩu đắt tiền. Chính phủ cũng khuyến khích các loại đồ lót “lộ nhiều hơn” so với đồ lót truyền thống trong quá khứ trong thời kỳ hội nhập này.

Khi ấy phụ nữ Nhật vẫn chưa quen với việc kết hợp đồ lót kiểu Tây với các loại váy Tây, do đó họ không có thói quen ngồi khép chân, đồng thời vì đồ lót truyền thống là vải dài, họ cũng không quá ý tứ trong việc di chuyển. Thế nhưng từ đây, sự xấu hổ khi bị “lộ hàng” với kiểu đồ lót thiếu vải của phương Tây bắt đầu xuất hiện và rất nhiều người Nhật cho rằng sự xấu hổ này rất đáng yêu.

Ảnh Amino Apps

Nhật Bản là nước mở cửa chậm nhưng tốc độ hội nhập khá nhanh. Ngay sau sự du nhập của đồ lót phương Tây, phụ nữ cũng bắt đầu cởi mở và hứng thú hơn với những kiểu váy ngắn. Thậm chí một số nữ sinh hiện nay phát cuồng vì váy ngắn và cố tình khiến cho váy đồng phục có độ dài ngắn hơn rất nhiều so với độ dài chuẩn mực.

Ảnh Pinterest

Tất cả các yếu tố này đã làm nên văn hóa “lộ hàng” trong Anime, Manga bạn thường thấy hiện nay.

Đầu tiên, quần trong có mối liên hệ đặc biệt với sự suồng sã, táo bạo. Đó không chỉ là vật dụng để “che những thứ cần che” mà còn liên quan mật thiết đến quan niệm về gái mại dâm trong quá khứ.

Thứ hai, quần trong phản ánh khẩu vị cá nhân và một phần tính cách của người phụ nữ, từ thiết kế, có ren hay vải trơn, in hình như thế nào,…Đồ trong còn mang nghĩa rộng là sự giàu có vì trước kia chỉ có giới nhà giàu mới đủ tiền cho món hàng xa xỉ này. Cuối cùng, quần trong và váy ngắn là tác phẩm của sự hội nhập nhanh chóng của văn hóa nước ngoài, tuy nhiên vẫn giữ lại nét đẹp con gái Nhật.

Vì thế các cảnh “lộ hàng” bạn thường thấy chẳng qua để nhấn mạnh vào sự đáng yêu của nhân vật nữ trong câu chuyện mà thôi, không có vấn đề về thuần phong mỹ tục gì ở đây nhé.

Ảnh Otaku Culture

Hy vọng sau những giải thích này, các bạn có thể hiểu được sự hài hước trong các phân cảnh “lộ hàng” người Nhật lồng ghép vào Anime, Manga.

Almond

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: