Khác biệt văn hóa: những bộ hoạt hình nước ngoài đã phải thay đổi như thế nào khi chiếu ở Nhật Bản
Mỗi quốc gia có một nền văn hóa riêng biệt, độc đáo. Chính sự đa dạng văn hóa đã làm cho thế giới chúng ta đang sống muôn màu muôn vẻ và thú vị hơn nhiều.
“Nhập gia tùy tục”, với dân nhập cư, xuất khẩu lao động hay du học sinh, hiểu và hòa nhập được với văn hóa giúp họ dễ dàng hơn trong việc sống, làm việc, học tập ở nước ngoài. Không những thế, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn bán được sản phẩm ở nước ngoài, cũng phải tìm hiểu kỹ càng về đặc điểm tính chất thị trường.
Điều này cũng không ngoại lệ với ngành công nghiệp sản xuất phim hoạt hình. Với một số nền văn hóa, nhà sản xuất có thể giữ lại nguyên bản, nhưng với một số nền văn hóa khác, họ phải nghĩ đến việc thay đổi một số chi tiết để “lấy lòng” khách hàng của họ ở nước sở tại.
Đây là một số ví dụ hoạt hình nước ngoài đã phải thay đổi vài chi tiết khi họ tấn công thị trường Nhật Bản.
Hãy cẩn thận với món Súp lơ
Ảnh Brightside
Trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của hãng Pixar – Inside Out, có một chi tiết nhân vật chính, cô bé Riley tỏ ra chán ghét việc ăn món Súp lơ vào buổi tối. Có lẽ điều này phù hợp với suy nghĩ của rất nhiều em bé ở Mỹ và Anh, tuy nhiên Súp lơ cần phải được thay đổi khi đến Nhật Bản.
Nguyên nhân vì không giống trẻ em ở Mỹ và Anh, trẻ em Nhật Bản không ghét Súp lơ đến vậy, mà món chúng thật sự căm ghét là Ớt xanh.
Nắm bắt tâm lý này, các nhà làm phim của Pixar đã khéo léo đổi hình ảnh Súp lơ thành Ớt xanh để phù hợp văn hóa. Quả là một điều chỉnh đầy tâm lý.
Tên nhân vật cũng cần được thay đổi
Ảnh Brightside
Tay đua Minty Zaki trong Wreck-It Ralph đã có cả diện mạo lẫn cái tên mới trong phiên bản Nhật. Được biết, ban đầu nhân vật này được đặt tên dựa theo Hayao Miyazaki – nhà sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng, cha đẻ của Ghibli. Thế nhưng tại Nhật, cô nàng đã được thay tên và đổi mới về mặt ngoại hình sao cho giống người Nhật hơn.
Chọn phóng viên phù hợp với nền văn hóa
Ảnh disney.wikia.com
Zootopia là bộ phim hoạt hình mô phỏng cuộc sống văn minh của thế giới động vật giống với con người. Trong đó, những con thú cũng đi làm, có nghề nghiệp, địa vị xã hội. Tại một phân cảnh về chương trình thời sự trong phim, các con thú đại diện cho nhân vật phóng viên đưa tin đã được thay đổi để phù hợp với từng nền văn hóa.
Ví dụ, khi phim được chiếu ở Nhật Bản, con vật đại diện là Tanuki.
Trong phiên bản Trung Quốc sẽ là gấu Trúc.
Và phiên bản Úc là gấu Koala.
Quả là không còn gì phù hợp hơn nữa.
Có qua cũng phải có lại, khi hoạt hình Mỹ tìm cách “lấy lòng” khán giả Nhật Bản thì ngược lại, Anime Nhật Bản muốn thành công tại thị trường Mỹ cũng phải có một số thay đổi phù hợp.
Không giống như ở Nhật Bản, Anime là sản phẩm phục vụ nhiều lứa tuổi khác nhau thì tại một số quốc gia khác, vẫn có nhiều người tin rằng “Hoạt hình chỉ dành cho trẻ em”. Chính vì thế hình ảnh, lời thoại phải thân thiện và trong sáng để phù hợp với lứa tuổi.
Các hình ảnh bạo lực hoặc có khả năng gây ảnh hưởng xấu với lứa tuổi thiếu nhi ở phiên bản gốc đều sẽ được thay thế.
Ảnh thegamer.com
Ví dụ nhân vật Sanji trong One piece sẽ cầm một cây kẹo mút thay vì điếu thuốc. Ngoài ra nhiều phân cảnh nhân vật uống rượu sẽ được thay bằng nước ép trái cây hoặc trà. Thậm chí, để tránh quan niệm về “phân biệt chủng tộc”, các nhân vật có làn da sẫm màu sẽ được chỉnh cho trắng hơn.
Các trang phục “thiếu vải” cũng sẽ bị điều chỉnh khi chiếu ở nước ngoài.
Ảnh thegamer.com
Như các bạn cũng biết, tắm Onsen ở Nhật phải khỏa thân hoàn toàn, thế nhưng khi chiếu ở nước ngoài, các nhân vật buộc phải mặc thêm quần áo.
Ảnh thegamer.com
Và không được phép chĩa súng vào người khác vì đó là bạo lực
Ảnh thegamer.com
Lộ thôi đừng lộ quá.
Ảnh thegamer.com
Không còn được phong trần như phiên bản gốc nữa rồi…
Các bạn có để ý những chi tiết đã được thay đổi trên không? Tuy những thay đổi rất nhỏ thôi nhưng cũng đủ thấy được tầm nhìn và sự tinh tế của những nhà làm phim đấy.
M.E.O
Sự thật chưa biết về phim hoạt hình Princess Mononoke
Bí ẩn tập phim hoạt hình từng khiến gần 700 em nhỏ co giật, nôn mửa phải nhập viện sau khi xem
Có thể bạn chưa biết: Bộ phim hoạt hình dài nhất thế giới là của Nhật