Liệu có nên giữ lại vị trí “ACE” (thành viên trung tâm) trong các nhóm Idol Nhật Bản?

Trong ngành công nghiệp Idol Nhật Bản, đặc biệt với nhóm Idol nữ, sự cạnh tranh không chỉ từ các nhóm với nhau, mà còn giữa các thành viên trong 1 nhóm. Như các bạn cũng biết, Nhật Bản nổi tiếng trong việc cho ra mắt các nhóm nhạc có số lượng thành viên khủng, giữa một “rừng” những cô gái xinh đẹp, làm cách nào để bản thân nổi bật và đáng nhớ đến, đó là cả một trận chiến.

Ảnh Hello! News Service – WordPress.com

Thông thường trong những nhóm như vậy sẽ tồn tại vị trí “Ace” (con át chủ bài). Ace là vị trí quan trọng nhất của nhóm, là người sẽ ở vị trí trung tâm trong các sản phẩm âm nhạc cũng như trong các buổi Photo- shoot để quảng bá hình ảnh nhóm. Trong khi các thành viên khác sẽ luôn đứng cùng chung 1 hàng với 1-2 thành viên khác, Ace sẽ đứng một mình ở hàng đầu tiên, có đoạn solo riêng và chiếm nhiều thời gian lên hình hơn.

Tại sao trong số rất nhiều thành viên lại có thể chọn ra chỉ một Ace? Đó là vấn đề về hình tượng và Aura được cảm nhận từ góc nhìn của người quản lý và các Fan. Ace có thể không phải người hát hay nhất, nhảy giỏi nhất, thậm chí xinh đẹp nhất, nhưng chắc chắn phải là người cuốn hút nhất và thể hiện được bộ mặt, phong cách mà toàn nhóm hướng tới.

Ảnh momusuki

Ví dụ về một Ace điển hình, chúng ta có Sayashi Riho, tham gia nhóm Idol Morning Musume từ năm 2011. Cô tỏ ra nổi bật hơn các thành viên cùng lứa với mình. Tuy chỉ vừa mới 13 tuổi, cô nàng đã được xếp hạng chung với các bậc tiền bối như Ai Takahashi và Reina Tanaka, trở thành giọng ca chính trong các Single của Morning Musume. 4 năm tiếp theo cho đến khi Riho tốt nghiệp vào năm 2015, cô trở thành Ace của nhóm và thường xuyên xuất hiện ở các vị trí đầu tiên. Đồng thời, trong thời gian này, Riho xuất bản 5 tập sách ảnh, trong khi 1 số thành viên khác thậm chí còn chưa có bộ ảnh đầu tay.

Ảnh Japan Bullet

Quyền lợi của Ace đương nhiên nhiều vô số kể, đó là lý do các cô gái vẫn âm thầm hướng tới vị trí ấy như một niềm mơ ước trong sự nghiệp Idol. Tuy nhiên, đó cũng không phải vị trí dễ dàng.

Đi kèm với quyền lực bao giờ cũng có trách nhiệm, và khi sức mạnh càng lớn thì trách nhiệm cũng càng nặng nề hơn. 

Cô ấy phải là người đứng đầu để các thành viên khác dõi theo, ngưỡng mộ, hay thậm chí ghen tị. Đối với các cô gái trẻ, đó là một dạng trách nhiệm không dễ để gánh vác, trong khi đó Ace còn phải đáp ứng kỳ vọng của Fan với lịch trình dày đặc và mệt mỏi.

Ảnh AllThingsJpop – WordPress.com

Bên cạnh đó, Ace còn là đối tượng hứng chịu làn sóng Anti dữ dội nhất, đa phần từ các Anti-fan của nhóm và từ Fan của những cô gái khác ít được quan tâm hơn trong nhóm. Ví dụ điển hình là Ace trước kia của AKB48 Maeda Atsuko, mặc dù cô có lượng Fan đông đảo hùng hậu và luôn đứng ở vị trí đầu tiên trong các cuộc Tổng Tuyển cử, thế nhưng cô cũng từng có phát ngôn gây chấn động về áp lực khi là Ace của một nhóm nhạc lớn

Ảnh G-Nameless – DeviantArt

“Cho dù bạn có ghét tôi, xin đừng ghét AKB48”

Tất nhiên mọi thành viên đều có ý nghĩa nhất định với sự thành công của nhóm, nhưng Ace chính là người đại diện, là “cần câu” Fan, là cái tên được nhắc kèm với cái tên của nhóm. Khi Ace ngày càng được quan tâm, nhóm sẽ ngày càng nổi hơn.

Chính vì thế, Ace là vị trí “cán dao 2 lưỡi” cho cô gái đảm nhiệm vị trí ấy và cả với nhóm Idol.

Sayumi Michishige, một trong những thành viên được đánh giá cao của Morning Musume, đã đem lại lượng Fan hùng hậu cho nhóm khi cô tiếp quản vị trí leader vào năm 2012. Khi Sayumi tốt nghiệp, cô đã để lại sau lưng rất nhiều đàn em đang chịu áp lực không nhỏ trong việc tiếp quản nhóm, thoát khỏi cái bóng quá lớn của người đi trước.

Ảnh WallDevil

Đôi khi sự ưu ái của người quản lý không trùng khớp với sở thích của Fan, đó là khi các cô gái có vị trí xuất phát thấp hơn lúc ban đầu được chú ý đến, như trường hợp của Sasshihara Rino (cựu thành viên của AKB48).

Ảnh Tokyo Girls Update

Trước khi trở thành một hiện tượng trên Internet, Kanna Hashimoto từng chỉ là một thành viên của nhóm nhạc địa phương Rev.from DVL (đã tan rã). Nhóm chủ yếu trình diễn trong các sự kiện ở Fukuoka – quê gốc của Kanna.

Từ danh tiếng “Idol ngàn năm có 1”, Kanna có thu hút Fan biết đến Rev.from DVL, thế nhưng danh tiếng của cô đã nhanh chóng cách ly cô khỏi nhóm nhạc của mình.  Sau đó Kanna hiếm khi trình diễn chung với nhóm mà chủ yếu tập trung vào sự nghiệp Solo và diễn xuất.

Ảnh kogaokouka.com

Tất nhiên vị trí Ace không phải tồn tại ở mọi nhóm Idol, Ace chỉ quan trọng trong các nhóm có số lượng thành viên đông.

Ví dụ trong Momoiro Clover Z, rất khó để xác định ai là thành viên trung tâm trong nhóm, bởi vì mỗi thành viên đều có cá tính riêng, vai trò nhất định. Chưa kể tất cả đều có sự nghiệp Solo vững chắc để tự củng cố danh tiếng.

Ảnh JpopAsia

Hiện nay, các nhóm nhạc Idol Nhật Bản đang chuyển hướng mô hình phát triển. Họ không chọn ra 1 Ace xuyên suốt nữa mà chuyển sang chế độ Ace “linh hoạt”. Có nghĩa là mỗi cô gái đều phải hoạt động tích cực trong việc hoàn thiện bản thân, xây dựng cá tính. Và nếu họ làm đủ tốt, công ty quản lý sẽ một lần cho phép họ tiếp quản vị trí Ace mà ai cũng mơ ước này.

Cách này giúp giảm bớt áp lực, tăng cạnh tranh và đồng thời cũng khiến hình tượng các nhóm Idol được đa dạng hơn.

Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Có nên giữ lại chế độ Ace hay không?

M.E.O

Khái niệm IDOL ở Nhật đã vượt qua quan niệm chung của thế giới như thế nào?

Sự phản bội của Idol 18 tuổi đối với người hâm mộ

Nội lực của…ngực thâm hậu đến đâu? Idol Nhật sẽ chứng minh cho bạn xem

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: