“Tôi là ai? Đây là đâu” – Các tựa Manga, Anime đã sử dụng thành công nghệ thuật “phá vỡ bức tường thứ 4”

Đã bao giờ bạn có cảm giác mơ hồ về sự tồn tại của mình, như kiểu “Tôi là ai? Đây là đâu?”.

“Trần gian vốn là mộng

Thực hư cũng là mộng

Say mộng hay tỉnh mộng

Cũng là mộng mà thôi”.

Bạn yên tâm, không phải chỉ có bạn cảm giác như thế. Rất nhiều người cũng có trải nghiệm tương tự bạn. Đó là một hiện tượng tâm lý rất phổ biến. Hiện tượng này đã được áp dụng trong nghệ thuật sân khấu, tạo thành một kỹ thuật và tạo điểm nhấn khá ấn tượng.

Kỹ thuật ấy có tên “Phá vỡ bức tường thứ tư”. Theo đó, sân khấu là một căn phòng có 3 bức tường, bức tường thứ 4 chính là thứ ngăn cản giữa tác giả, các nhân vật trong câu chuyện và khán giả. Đồng thời nhân vật được hiểu là sống trong không gian 3 chiều do tác giả dựng lên, thế nhưng khi “phá vỡ bức tường thứ 4” có nghĩa là nhân vật đã vượt ra khỏi bối cảnh, không gian truyện và tiếp cận trực tiếp khán giả của mình.

Ảnh Nerdist

Cụ thể, nhân vật trực tiếp trò chuyện với khán giả về câu chuyện đang diễn ra, hay thậm chí chất vấn ngược lại khán giả. Điểm thú vị ở đây là nhân vật tự nhận thức được bản thân là nhân vật hư cấu. Điều này làm cho khán giả cảm giác thật hơn về sự tồn tại của nhân vật.

Kỹ thuật này thường được sử dụng để gây cười, thể hiện rõ ràng nhất trong nhân vật Deadpool của Marvel. Hắn là một “siêu anh hùng” kiểu mới luôn biết rằng mình là sản phẩm tưởng tượng của những “ông già nào đấy”.

Bây giờ bạn đã hiểu “Phá vỡ bức tường thứ tư” là gì, hãy cùng tìm hiểu vào ví dụ cụ thể từ Manga và Anime nhé !

Ảnh Reddit

“Điều đó đang đến, chúng ta sẽ xuất hiện trong DVD và Blu-ray”

Ảnh Funnyjunk

“Nếu muốn được huấn luyện thế thì qua Anime khác mà sống nhé”

Ảnh Know Your Meme

“Ai đó hãy làm Anime về tôi đi” – Vậy thì cái chúng ta đang xem là cái gì?

Ảnh Dorkly

“Đã đến lúc khôi phục Kodokan Dojo mà cha đã để lại cho con, thưa cha. Con xin lỗi vì đã để cha phải đợi đến tập 260”

Ảnh Reddit

“Bởi vì rõ ràng là tôi đã không xuất hiện chút nào trong tập cuối”

Nguồn dorkly.com

Cảm giác bạn nhận ra bạn chỉ là nhân vật 2D…

Ảnh dorkly.com

“Tao quên mất, thằng làm hoạt hình chẳng bao giờ vẽ mũi cho tao cả…”

Bạn có biết Mitsuru Adachi không? Ông là tác giả của rất nhiều bộ truyện tranh thể thao nổi tiếng như Ngọc thô, Touch, H2, Ớt bảy màu,.. được biết đến với việc thường xuyên cho nhân vật và thậm chí… chính mình “phá vỡ bức tường thứ 4”.

Ảnh https://imgur.com/r/manga/cFVuik8

Hiếm ông tác giả nào chịu khó ló mặt trong truyện của mình như Mitsuru Adachi. Thậm chí sự xuất hiện của ông còn không được chính con đẻ (các nhân vật trong truyện) chào đón.

Thế nhưng cách xây dựng như vậy lại tạo nên một dấu ấn tác giả rất riêng và khiến khán giả thích thú.

Vì thế nếu lần sau xem Manga và Anime mà bắt gặp các lời thoại “tự ý thức thân phận” của các nhân vật, hoặc thình lình bắt gặp tác giả ở trong đó, đừng hoảng hốt. Đó chỉ là kỹ thuật gây chú ý thôi mà !

Bạn cũng có thể áp dụng kỹ thuật thú vị này để làm cho tác phẩm riêng của mình độc đáo hơn đấy

M.E.O

“Bi kịch” của một người đàn ông yêu xe hơi và hai cô gái Anime.

Ngắm trọn bộ ảnh chuẩn từng milimet của những Cosplayer trong sự kiện Anime Japan 2017

Sức mạnh ngôn từ – Những trích dẫn kinh điển từ Manga, Anime có thể thay đổi vận mệnh của bạn

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: