Những bộ phim truyền hình Nhật Bản làm nên “thanh xuân rực rỡ” của 8X và 9X Việt

Thỉnh thoảng đài truyền hình Việt Nam hay chiếu lại các bộ phim đã từng chiếu từ lúc chúng ta còn bé, điều này gợi lại rất nhiều ký ức tuổi thơ tươi đẹp.

Có những bộ phim khi xem lần đầu sẽ đem lại cảm giác nào đó, nhưng lúc xem lại lần 2, lần 3 lại nghiệm ra nhiều điều mới mẻ.

Như đối với Anime Spirited Away, khi xem lần đầu, đa phần chúng ta sẽ chỉ nhìn thấy được ý nghĩa bề mặt. Khi nghiên cứu tài liệu và xem lại nhiều lần sau đó, ta mới nhận ra rằng bộ phim chứa đựng nhiều tầng lớp nghĩa và phản ảnh được rất nhiều khía cạnh của xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ.

Mà cho dù không được chiếu lại, bạn có sực nhớ ra bộ phim nào và đột nhiên muốn tìm xem lại không?

 Ảnh 2Sao

Khi nói đến thế hệ 8X, 9X, những bộ phim gắn liền với tuổi thơ phải kể đến các series phim truyền hình Mỹ như thế giới bí mật của alex mack, phim truyền hình Việt Nam như Đất Phương Nam hay Kính Vạn Hoa,  những bộ phim thần tượng Đài Loan,… Nhưng xen lẫn vào đó vẫn có một số phim truyền hình Nhật Bản vô tình gây thương nhớ cho quá khứ huy hoàng của mỗi 8X, 9X trong hiện tại.

Bạn có nhớ đó là những bộ phim nào không?

Hãy để JAPO gợi ý cho bạn 1 số tựa phim nhé.

1. Cô thợ bánh Asuka

Phim được phát sóng ở Việt Nam vào khung giờ trưa 12:00 những năm 2000-2001.

Ảnh NHKオンデマンド

Ảnh BIGLOBEウェブリブログ

Nhân vật trung tâm của series là Asuka, con gái một tiệm làm bánh gia truyền có tiếng ở Kyoto. Thời đó ở Nhật nghề làm bánh thường chỉ dành cho con trai, thế nhưng bằng tài năng thiên bẩm, cộng với sự cần cù, chăm chỉ, Asuka đã dẫn dắt tiệm bánh gia đình vượt qua rất nhiều thăng trầm để đạt đến thành công.

Ảnh Vietgiaitri.com

Khi còn bé, bộ phim thu hút sự quan tâm của chúng ta vì diễn viên đáng yêu, bối cảnh cổ xưa và những khuôn bánh đầy màu sắc và hình dạng sinh động. Thế nhưng đằng sau từng mẻ bánh được đầu tư kỹ lưỡng về mặt ngoại hình, phim còn giải thích cả ý nghĩa từng loại bánh trong quan niệm truyền thống Nhật Bản một cách đầy tính nhân văn.

Ảnh Eva

Đây có thể là những tiền đề khiến mỗi chúng ta yêu mến thêm nền văn hóa và những con người giản dị của xứ Phù Tang.

2. Osin

Osin là phim truyền hình dựa trên câu chuyện có thật về cuộc đời của mẹ một doanh nhân nổi tiếng Nhật Bản, Kazuo Wada.

Ảnh ミドルエッジ

Chuyện phim kể về những thăng trầm cuộc đời của Osin, từ lúc còn bé cho đến khi già lão. Phim được xây dựng bằng những tình tiết sâu sắc, xúc động, đã lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả.

 Ảnh ettoday.net

Đồng thời, cụm từ “Osin” – người giúp việc trong nhà, cũng có nguồn gốc từ bộ phim này, chứng tỏ sức hút của Osin trong lòng khán giả Việt Nam vô cùng lớn.

3. Dotchi ga dotchi

Phim được phát sóng tại Việt Nam vào mỗi tối thứ 7 vào lúc 6 giờ, năm 2002, khi đó có tên “Sự trớ trêu của phép màu”.

Ảnh Twitter

Đây là bộ phim giả tưởng kể về hai cô cậu học sinh có tính cách trái ngược nhau, kẻ “bà cụ non”, người năng động. Trớ trêu thay, vì một sự cố, hai nhân vật bị tráo đổi thân xác cho nhau.

Trong khi cô bé Ririka phải vật vã trong phòng tập Karate trong thân xác một cậu con trai thì cậu bé Jun cũng mệt mỏi không kém khi phải học duỗi người, uốn dẻo ở lớp Ballet của cô bạn.

Ảnh はてなダイアリー

Tình huống càng trớ trêu hơn khi gia đình Jun sắp sửa chuyển đến một nơi khác. Chuyện gì sẽ xảy ra với hai cô cậu đây? Hãy cùng tìm lại bộ phim để xem nhé.

Ảnh YouTube

Về sau, có lẽ đề tài tráo đổi thân xác không còn mới nữa. Càng ngày có càng nhiều phim với đề tài tương tự, đặc biệt phải kể đến thành công của Anime Kimi no Na wa (Tên em là gì?). Thế nhưng những tình tiết bối rối khi lần đầu ở trong thân thể một người khác, lại là một người khác giới sẽ khiến 8X, 9X bồi hồi nhớ lại bộ phim đáng yêu này.

4. Gao Ranger (Siêu nhân siêu thú)

Hyakujuu Sentai Gaoranger là tên đầy đủ của bộ phim siêu nhân mà có lẽ không vắng mặt trong tuổi thơ của những U20 hiện tại.

Có những bạn ghiền phim đến mức không chỉ đặt lời Việt (dạng phiên âm) cho nhạc phim mà còn thuộc luôn từng câu thoại và tư thế trước lúc chiến đấu của các siêu nhân, ví dụ

Ảnh Super Sentai Central

Gao Đỏ – “Sư tử gầm gừ”

Gao Vàng – “Đại bàng dang cánh”

Gao Xanh – “Cá mập biển sâu”

Gao Đen – “Bò tót dữ dội”

Gao Trắng – “Cọp trắng gầm gừ”.

Tuổi thơ dữ dội, thanh xuân rực rỡ của chúng ta là đây chứ đâu ! Có bạn nào đã nuôi dưỡng tình yêu với nước Nhật từ những bộ phim kể trên không? Các bạn cũng có thể chia sẻ bộ phim Nhật Bản đã làm nên tuổi thơ của bạn với JAPO nhé !

M.E.O

5 bộ phim Nhật lấy bối cảnh quay cực đẹp ở Việt Nam

Những bộ phim Nhật Bản khai thác đề tài kẻ sát nhân hàng loạt

11 tác phẩm tham gia Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam 2017

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: