Nhờ tư vấn: Bị từ chối thẳng thừng khi nhường ghế trên tàu điện thì nói sao cho ngầu?

Bạn đã bao giờ nhường ghế cho người cao tuổi khi di chuyển trên phương tiện công cộng?

Được người khác cảm ơn, chợt thấy lòng vui phơi phới vì mình làm được việc tốt. Chắc rằng những bạn đang đọc bài viết này, ai cũng từng có cảm giác như thế (Trừ những bạn chưa bao giờ tham gia phương tiện công cộng nhé!)

Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu sau lời mời thân thiện của bạn lại đáp trả bằng cái lắc đầu hay xua tay bảo: “Ý mày là tao đã già hả?”

Chợt nghe tiếng con tim vụn vỡ, xấu hổ chẳng biết giấu mặt đi đâu. Việc mình nghĩ là tốt lại mang đến phiền phức cho người khác, còn điều gì buồn hơn nữa chứ.

Ở Nhật cũng vậy, nhường ghế cho người già là một hành động hiển nhiên và rất nhiều các biển báo dán trên tàu cũng khuyên rằng: Hãy tự giác đứng lên nhường ghế cho người già, phụ nữ có thai và người khuyết tật. Nghiêm túc chấp hành là vậy, thế mà nhiều thanh niên vẫn bị “tát” vào mặt những câu nói phũ phàng kiểu như họ vẫn đủ khoẻ để đứng v.v

Ảnh: http://diamond.jp/articles/-/114547

Vậy trong trường hợp đó, các thanh niên sẽ ứng biến ra sao. Hãy cùng dạo qua Topic nhờ tư vấn cách cư xử cho ngầu khi bị từ chối nhé!

Nhường ghế trên tàu điện, và nhận lại câu:
“Đừng đối xử như thể tôi đã già như vậy chứ”

Và tôi đã đáp lại:
“Không, vì cô là cô gái trẻ đấy chứ”

Bà ta cười ngoắc miệng:
“Được đấy, cảm ơn cậu nhé!”

Ảnh: Twitter @komatsu 0330

Một chàng trai khá ưa nhìn thấy một bà lão lên tàu, liền mời bà ngồi.

Bà đáp: “Tôi chưa đến tuổi đó đâu”

Thanh niên:” Đâu, Lady First mà, mời CHỊ”

Bà lão đỏ mặt và ngượng ngùng ngồi xuống.

Cả tôi và những người quan sát cuộc hội thoại cũng ngượng chín mặt vì điệu bộ của bà.

Ảnh: Twitter @choco26vanilla

Tôi và một ông lão cùng đụng nhau khi đang tìm ghế ngồi.

“Mời cô gái” -Ông lão nói.

“Không không mời đàn anh ạ!” – tôi nhanh nhảu.

“Ủa vậy à” – Chỉ thế thôi, không hề cự tuyệt lần nữa.

Ảnh: Twitter @pop_chaton 

Vâng, trên đây là 3 cách ứng xử thông minh và dẻo miệng của các thanh niên khi đứng trước nguy cơ bị xấu mặt. Tất nhiên, trừ khi bị nói là “tôi sẽ xuống ở trạm tiếp theo” thì chẳng ai muốn ngồi lại ghế mà mình đã nhường cả. Vì vậy cư xử tốt là một chuyện, và nói sao để họ mát lòng mà ngồi xuống cũng là yếu tố không thể bỏ qua, nhất là đối với những người cao tuổi khá nhạy cảm với vấn đề tuổi tác.

Ghi nhớ để không bị “quê độ” các bạn nhé!

Chee (tổng hợp) 

Ngã ngửa với những lời tư vấn tình yêu của trẻ em Nhật dành cho đàn ông độc thân

Những “bóng ma” lương thiện bước ra từ Văn học dân gian Nhật Bản

Lạ lùng- làm thêm giờ nhưng lại hạnh phúc, chuyện chỉ có ở Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: