Người làm ra tấm bản đồ Nhật Bản đầu tiên là một… Otaku?

Khi du lịch đến một miền đất mới, thứ bạn không thể thiếu ngoài tiền bạc còn có bản đồ. Nếu trước đây, tấm bản đồ giấy là bạn đồng hành không thể thiếu với những phượt thủ chuyên nghiệp thì đến nay, sự phổ biến của Google Map đã chiếm đi ưu thế đó. Thế nhưng với công nghệ thô sơ thời xưa thì người dân làm sao có thể thấy đất nước của mình từ vệ tinh hay máy bay, vì vậy tất cả đều khá hạn hẹp.

Ý tưởng làm ra tấm bản đồ Nhật Bản xuất phát từ một người có tên Tadataka Ino sinh năm 1745. Năm 49 tuổi, ông bỏ việc và đi khắp Nhật Bản chu du hòng vẽ ra tấm bản đồ hoàn chỉnh.

Đầu tiên là Ezochi ( 蝦夷地). Nơi mà giờ đây được biết đến với cái tên Hokkaido.

Năm 1800, Tadakata bắt đầu hướng về Ezochi, cùng 1 con trai và 2 đệ tử, 2 người giúp việc, 3 người khuân vác đồ và 2 con ngựa. Chỉ bấy nhiêu nhân lực đi về phía cực bắc.

Ảnh: https://shikinobi.com/inoutadataka

Điều đáng bàn đến là cách mà ông khảo sát địa hình.

Đầu tiên, ông lấy đơn vị tính là bước chân, mỗi bước dài ít nhất là 70 cm. Lấy số bước chân nhân với 70 cm sẽ ra được độ dài đường đi. Cũng chính vì thế mà dù mệt mỏi khi vượt dốc hay tăng tốc lúc xuống đèo thì ông vẫn cố gắng giữ khoảng cách bước chân là 70 cm.

Thế nhưng cách tính này lại xảy ra nhiều sai số. Vì con số 70 cm cũng là ước chừng, cứ lấy bình quân thì sẽ khiến chênh lệch tăng lên. Với cách tính này, ông cho biết 1 ngày mình đi được chừng 40 km.

Đến được Ezochi, mất hết 117 ngày đường. Sau khi quay về nhà, ông tính lại toàn bộ hành trình mất 3 tuần và cho ra tấm bản đồ hoàn thiện.

Xong quãng đường từ nhà đến Ezochi, ông lại chu du và thu thập số liệu. Tổng cộng ông mất 17 năm để đi hết mọi miền đất nước.

Người ta nói rằng quãng đường mà ông đã đi trong 17 năm có lẽ bằng cả một vòng Trái Đất.

Ở cái tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu nếu ông quyết tâm lên đường chắc sẽ chẳng ai nghĩ nhiều. Vậy mà khi đã quá tuổi tứ tuần, ông mới bắt đầu hăng say. Lúc về đến nhà thì đã ngoài 70. Một cụ già vòng quanh Nhật Bản để tạo ra tấm bản đồ cho tổ quốc.

Thật đáng ngưỡng mộ.

Và đây là thành quả mà ông mang về.

Ảnh: http://yukiusaginobettaku.hatenablog.com/entry/2016/06/30/183614

Không khác biệt mấy với bản đồ ngày nay.

Và tại sao ông lại quyết tâm làm ra tấm bản đồ? Phải chăng do chính phủ bắt ép?
Không, ngược lại ông đã cầu xin chính phủ để làm ra bản đồ cho Nhật Bản. Hơn thế nữa. để đến được Ezochi, ông không thể không có sự cho phép của chính phủ.

Thế thì đâu là động lực thúc đẩy ông?

Vâng, câu chuyện trở nên vĩ mỗ hơn khi nói đến mục đích của ông, đó là đo được đường kính Trái Đất.

Bước qua tuổi 50, Tadakata bắt đầu say mê thiên văn học. Từ đó ông mày mò học hỏi về thiên văn và cách đo lường khoảng cách. Thứ thôi thúc ông lúc đó là ngôi sao Bắc Cực, một ngôi sao hầu như không thay đổi vị trí. Ở đâu của nước Nhật thì sẽ thấy được và thấy như thế nào.

Muốn tính toán được, ông phải có trên tay tấm bản đồ.

Và đến khi làm được tấm bản đồ, thứ cuối cùng ông mong muốn đó là tính ra được đường kính Trái Đất.

Tất cả đều chỉ để thoả mãn sở thích cá nhân mà thôi. Trong thời đại này, người như Tadakata sẽ được gọi với danh xưng là OTAKU mất thôi.

Kengo Abe 

Con gái 9 tuổi mất tích, 10 năm sau mới phát hiện ra con gái bị nhốt trong nhà hàng xóm

Có phải diễn viên Nhật phẫu thuật thẩm mỹ? Tiêu chuẩn xinh đẹp ở Nhật Bản như thế nào?

Chỉ vì “khóc quá đẹp”nữ diễn viên 18 tuổi Nhật Bản nổi tiếng sau 1 đêm

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: