Sức hấp dẫn của những “cô nàng bốn mắt” trong nền văn hóa Nhật Bản
Đã bao nhiêu lần Team đeo kính rên rỉ về “người bạn” bất đắc dĩ của mình? Từ vật vã vì bị mờ kính khi trời mưa hay lúc ăn đồ nóng, mệt mỏi nhất là phải mò mò với với tìm kính mỗi khi ngủ dậy. Thế nhưng ở Nhật, cặp kính cận có ý nghĩa nhiều hơn một vật dụng hỗ trợ thị lực. Từ 眼鏡 (megane) không chỉ đơn thuần là “cặp kính” mà còn ám chỉ những người mang kính.
Trong các Video Game, Manga/Anime, bạn thường thấy rất nhiều nhân vật với đặc điểm nhận dạng là cặp kính cận, và đó chính là “cần câu Fan” được tận dụng triệt để.
Tất nhiên bệnh “cuồng kính” không chỉ ở Nhật mới có. Nhìn chung, kính cận mang lại cảm giác về một người thông minh và khá nguyên tắc, có khi là người có địa vị xã hội cao hay tạo hình tượng về một “mọt sách” đích thực.
Ảnh Flickr
Tuy nhiên mối liên hệ giữa kính cận và nước Nhật thật sự rất đặc biệt. Đó không chỉ là một vấn đề thuộc văn hóa Otaku, mà tồn tại trong thế giới thực. Người Nhật không phải những người phát minh ra kính cận (Kính cận được vào Nhật Bản bởi Francis Xavier từ Tây Ban Nha vào thế kỷ 16) nhưng đã nhanh chóng tiếp thu và biến món đồ này thành một nét văn hóa riêng.
Kính cận ảnh hưởng đến tiềm thức của nhiều người Nhật, nhanh chóng trở thành món đồ đáng ao ước. Nói một cách khác, không phải chỉ những người thị lực kém mới cần hỗ trợ bởi kính cận, mà ngay cả những người có thị lực bình thường cũng khao khát sở hữu một cặp kính.
Ở Nhật có một thuật ngữ là “meganekko” (メガネっ娘) – những cô gái đeo kính, đó là loại nhân vật nữ rất dễ được tìm thấy trong văn hóa Otaku. Bạn có thể thấy rằng người Nhật có suy nghĩ rất khác nhau giữa những chàng trai đeo kính và các cô gái kính cận.
Ảnh Wallup.net
Khi các nhân vật nam đeo kính, họ có đặc điểm tính cách của “người thống trị”. Thế nhưng ngược lại, những nhân vật nữ với cặp kính dày cộm lại tạo cảm giác hay xấu hổ hoặc yếu đuối mỏng manh.
Trong Shojo Manga, bạn sẽ có thể tìm thấy các nhân vật nữ luôn ẩn mình sau lớp kính cận, và khi cô nàng tháo kính ra, cô ta thường sẽ rất xinh đẹp (vẻ đẹp tiềm ẩn mà không phải ai cũng nhận ra ngay từ đầu). Đó chính là lý do khiến các Meganekko được yêu thích, gợi lên sự tò mò được thấy sự thật ẩn giấu đằng sau lớp kính.
Ảnh Wallpoper
Lợi dụng sự hấp dẫn của những cặp kính, bạn sẽ có thể tìm thấy một số trường hợp “bất thường” ở Nhật. Thông thường, ai lại đeo kính khi đi bơi chứ? Thế nhưng, để tăng sức hấp dẫn của mình, một số người mẫu vẫn chụp hình với chủ đề đồ bơi trong khi đeo kính cận.
Cơ bản vì hành động tháo kính ra trong khi xuống hồ sẽ làm tăng sự quyến rũ của người mẫu, không chỉ làm nổi bật vóc dáng, mà còn khiến người xem chú ý vào khuôn mặt, đặc biệt là đôi mắt “gợi cảm” của người mẫu sau lớp kính. Đó là sức hấp dẫn không thể cưỡng lại của Meganekko.
Ảnh Japanator
Ảnh netatama.net
Nhật Bản thậm chí có cả “Idol đeo kính” – Ami Tokito – ca sĩ, người mẫu ảnh gắn liền với hình ảnh cặp kính cận. Dù là xuất hiện trên sân khấu để trình diễn các ca khúc nhạc pop, hoặc các sự kiện Cosplay, mặc Bikini hay trang phục nữ sinh, Ami Tokito luôn luôn đeo kính.
Chính cặp kính là đặc điểm nhận dang khiến sự nổi tiếng của cô nàng càng tăng cao. Cô cũng thừa nhận rằng cặp kính của mình là “Datemegane” (kính 0 độ, kính cận đeo cho đẹp, vì mục đích thời trang chứ không có tác dụng hỗ trợ thị lực). Ami Tokito bắt đầu đeo kính để bảo vệ mắt khỏi ánh đèn flash trong các buổi chụp hình, và trong một thế giới Idol đầy cạnh tranh, đây lại là đặc điểm khiến cô thật sự nổi bật.
Ảnh matome.naver.jp
Không riêng gì Ami Tokito, thực tế có rất nhiều người Nhật đeo kính cận không phải vì bị cận. Họ chỉ muốn mình trông hấp dẫn hơn khi đeo kính. Giống như kính mát, kính cận trở thành một vật dụng thời trang cần thiết. Có rất nhiều cửa hàng trên khắp nước Nhật bán Datemegane với nhiều mẫu mã khác nhau và các tròng kính có phủ tia UV.
Ảnh JINS
Nếu bạn cảm thấy cặp kính của mình thật vướng víu, có lẽ bạn nên đến Nhật một chuyến để thấy được sức hút của các cô nàng, anh chàng kính cận ở đây đấy.
Sacchan