1001 biểu cảm gương mặt của nhân vật Anime – xem và học hỏi để thay đổi ngay bộ mặt chán đời của bạn

Không phải ai cũng có thể trở thành diễn viên, có những người sinh ra đã có biểu cảm gương mặt hết sức nghèo nàn. Thậm chí có một số người “nhọ” hơn, biểu cảm gương mặt họ hoàn toàn không liên quan gì đến cái họ thực sự cảm nhận. Vấn đề biểu cảm có vẻ khá nan giải đối với con người trong xã hội hiện đại.

Diễn viên muốn diễn đạt được nhân vật cần nhập tâm, khi đó mọi cảm xúc sẽ có thể biểu cảm ra ngoài gương mặt. Thế còn họa sĩ Manga muốn thể hiện cảm xúc cho nhân vật của mình thì sao? Đâu chỉ nhập tâm là đủ, vì không giống diễn viên, tất cả những điều muốn diễn đạt, họa sĩ phải thể hiện toàn bộ bằng nét vẽ. Vì thế bản thân họ phải là một nghệ sĩ trong việc phân tích sự tương quan của các bộ phận trên cơ thể trong từng thái cực cảm xúc khác nhau. Chưa kể mỗi nhân vật là một thế giới hoàn toàn khác, đâu phải gương mặt vui vẻ của ai cũng giống nhau, đó là chưa kể khi buồn cũng có đến 1001 (con số tượng trưng) gương mặt rồi.

Thế nhưng họa sĩ Manga đúng là những bậc thầy trong việc diễn đạt cảm xúc nhân vật qua nét mặt, chỉ cần thay đổi vài nét, cảm giác đem lại cho người đọc sẽ thay đổi ngay. Hãy cùng xem vài ví dụ nhé.

Đây là gương mặt lúc vui. Nhìn chung đều có điểm giống nhau đó là mắt nâng lên, đi kèm với nụ cười tươi. Nhưng con người đâu đơn giản vậy, đôi khi cười đó nhưng chưa chắc đã là vui, khi ấy họa sĩ sẽ khéo léo “gài” một vài chi tiết của nỗi buồn lên gương mặt như chân mày hơi nheo lại, thu hẹp nụ cười, mắt long lanh, hơi ướt,..

Ngoài ra mức độ vui còn được hỗ trợ bằng ngoại cảnh riêng của nhân vật. Một điểm cộng của Manga đó là sự “siêu thực” của nó hoàn toàn được chấp nhận, có nghĩa là tác giả có thể diễn tả trực tiếp tâm trạng của nhân vật qua ngoại cảnh chủ quan của nhân vật đó. Ví dụ cho dễ hiểu nhé.

Cùng một biểu cảm vui, nhưng nếu đi kèm với ngoại cảnh hình trái tim hay bông hoa ở phía sau, mức độ vui sẽ được nhân lên và cảm xúc của nhân vật dễ truyền tải đến người xem hơn.

Tương tự, một số nhân vật biểu cảm bằng… tóc (hay các đặc điểm cơ thể đặc trưng khác). Cách này có lẽ được gợi cảm hứng từ biểu cảm của các loài động vật. Ví dụ con chó khi vui sẽ vẫy đuôi, sợ hãi sẽ cụp đuôi, tai,..

Trái ngược với gương mặt vui là gương mặt buồn. Như đã đề cập ở trên, gương mặt nhân vật buồn hay không phụ thuộc vào đường chân mày. Hai nét chân mày càng sát nhau có nghĩa là nỗi buồn càng lớn. ngoài ra có thể thêm vào các dấu hiệu dễ nhận biết hơn như làm nổi khối mũi và miệng, thêm nước mắt,…

Cảm xúc rõ ràng bao giờ cũng dễ diễn đạt hơn cảm xúc mơ hồ. Không may, con người chúng ta chẳng mấy rõ ràng trong cảm xúc, vì vậy bạn cần phải cân nhắc mức độ xuất hiện của các chi tiết cho gương mặt, cau mày như thế nào, mở rộng biên độ của miệng bao nhiêu,… để có thể diễn đạt đúng cảm xúc mà bạn muốn.

Biểu cảm giận dữ cũng giống như biểu cảm buồn, keyword ở đây chính là chân mày.

Ngoài ra một số biểu cảm đặc trưng chỉ có trong Manga sẽ cho bạn thấy các họa sĩ Manga đã đạt đến đỉnh cao của sự sáng tạo. Đúng như câu “Cái khó ló cái khôn”, chính bởi không thể diễn đạt được tâm trạng nhân vật bằng công cụ nào khác ngoài nét mặt nên hàng loạt các biểu tượng mới đã ra đời, ví dụ

Mạch máu tức giận

Giọt mồ hôi bối rối

Những đường gạch hụt hẫng

Nước mũi biến thái

Răng mèo tinh nghịch

Akanbe (biểu cảm thè lưỡi trêu chọc ai đó) thể hiện sự láu cá nhưng cũng rất đáng yêu của nhân vật

Ảnh TV Tropes

Orz (gục ngã) – Ai đã quen với các biểu tượng cảm xúc của người Nhật chắc không lạ với cách thể hiện này.

Ảnh MyAnimeList.net

Chỉ thay đôi con mắt thôi mà đã tạo ra được hàng loạt các biểu cảm ngộ nghĩnh, quả không hổ danh “cửa sổ tâm hồn”.

Thế mới thấy, mỗi loại hình nghệ thuật đều có ngôn ngữ riêng biệt độc đáo riêng, nhưng chung quy lại đều muốn truyền tải câu chuyện đến với khán giả của mình. Sự sáng tạo của con người đúng là không có điểm dừng, đúng không các bạn.

Tham khảo japanpowered

Sacchan

Điểm mặt những giọng ca Anime huyền thoại Nhật Bản mà nếu là Otaku chắc chắn phải biết

5 bộ Anime cho người mới học tiếng Nhật – không cần phụ đề xem vẫn hiểu

Không được xem chùa, người Mỹ tìm xem Anime Nhật như thế nào?

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: