Điểm mặt những Emoji “thấy hoài” mà không dám sử dụng vì không hiểu ý nghĩa
Emoji, những icon đáng yêu chúng ta thường thêm vào các đoạn hội thoại cho sinh động hơn, cũng là một phát minh từ xứ sở Mặt trời mọc.
Ban đần Emoji chưa sử dụng công nghệ đồ họa tiên tiến như ngày nay, mà là sự kết hợp của các nét rời rạc để tạo thành hình ảnh đáng yêu.
Ví dụ như
^_^ (Mặt cười), T_T (Mặt khóc) >.< (Mặt khó chịu),…
Ngày nay, nếu bạn gõ các ký hiệu này lên Facebook hay các công cụ chat khác, nó sẽ được mã hóa thành một Icon cảm xúc do các nhà lập trình phát triển nên.
Trong điện thoại của bạn có tích hợp rất nhiều Emoji. Thông thường chúng ta chỉ trung thành với một loại Emoji nhất định, nhưng cũng có khi ta muốn thay đổi cho đa dạng.
Trong số rất nhiều Emoji được tích hợp sẵn đó, có rất nhiều Emoji có thể chúng ta đã thấy rất nhiều ở đâu đó nhưng lại không dám dùng vì không hiểu hết được ý nghĩa của nó. Hôm nay hãy cùng lý giải “tất tần tật” những Icon gây bối rối ấy nhé.
1. Con mắt trông chừng
Đây là Icon từ chương trình “Tôi đang chứng kiến” nằm trong chiến dịch phòng chống bắt nạt của Apple. Với Icon này, hãng khuyến khích các nạn nhân của bắt nạt học đường, đặc biệt là trẻ em lên tiếng vì quyền lợi của bản thân. Icon được thiết kế với hình ảnh con mắt bên trong một bong bóng hội thoại, với thông điệp những đứa trẻ muốn được giải thoát, nhưng lại không có nhân chứng. Vì thế xin hãy chú ý đến hành vi kỳ lạ của bạn bè, người thân khi nghi ngờ có dấu hiệu bị bắt nạt.
2. Ngọn lửa và ký hiệu cấm
Nếu không có phần màu trắng, rất nhiều người có thể tưởng nhầm đây là bông hoa Tulip. Còn nếu chú ý đến màu sắc của ký hiệu, có thể đây là biển “Cấm vào” hoặc “Cấm lửa”. Thật ra tất cả đều sai bét. Theo như nhà thiết kế, đây là một cái nametag (biển tên). Chà, có vẻ khó hình dung nhỉ…
3. Ba bệnh viện
Từ cái nhìn đầu tiên, bạn sẽ nghĩ rằng tất cả 3 tòa nhà đều là bệnh viện, vì cấu trúc tương tự với tòa nhà ở giữa mang biểu tượng dấu thập đỏ. Thực tế chỉ có duy nhất một tòa nhà là bệnh viện mà thôi, hai cái còn lại đều là khách sạn.
Bạn đoán đúng rồi đấy, đó chính là biểu tượng các khách sạn tình yêu ở Nhật. Do đó, đừng vội vã gửi biểu tượng này đến đối tượng không phù hợp nhé.
4. Đây là một bông hoa kỳ lạ?
Tất nhiên đây không phải là một bông hoa, vì bạn có thể tìm thấy Icon này trong phần “Thức ăn và nước uống”. Đây là biểu tượng của Kamaboko, chả cá kiểu Nhật.
Ảnh MyAnimeList.net
Ai xem Naruto chắc chắn sẽ không bị nhầm đâu nhỉ !
5. Phải chăng đây là Tag hành lý hoặc huy hiệu?
Cũng có thể là Bookmark hoặc mũi tên lắm chứ… Với người của quốc gia khác, chắc chắn đây là một ký hiệu gây khó hiểu, thế nhưng người Nhật chắc chắn sẽ hiểu ngay với cái nhìn đầu tiên. Ký hiệu này được gọi là “Shoshinsha” dành cho người mới tập lái xe, được dùng rất thông dụng trong giao thông của Nhật Bản.
Ảnh Japanoblog
6. Chữ M hoặc là một ngọn núi?
Trông nó cũng tương tự với Logo của hãng thức ăn nhanh Mc’Donald, nhưng cũng có thể là một đồ thị. Không phải, đây là Icon mang ý nghĩa “biểu tượng thay thế”. Tại Nhật, biểu tượng này được sử dụng nhằm mục đích ra hiệu cho ca sĩ biết về phần trình diễn của người tiếp theo. Ngoài ra, Icon này khá hữu ích trong Karaoke, trong trường hợp ai đó giành hát quá lâu.
7. Đẹp đấy, nhưng không hiểu …
Đây là hình ảnh đặc trưng của “tết trung thu” ở Nhật. Thay vì ăn bánh trung thu, người Nhật sẽ xếp những chiếc bánh gạo hình tròn thành hình kim tự tháp và trang trí cùng với một nhành cỏ cao.
8. NG?
Các Icon chữ cái như “OK” hay “COOL” rất dễ hiểu rồi, nhưng “NG” là sao? Đó đương nhiên không phải phụ âm “Ng” trong tiếng Việt rồi.
“NG” trong trường hợp này là viết tắt của No Good.
9. Bông hoa màu trắng?
Rất nhiều Icon có sử dụng tiếng Nhật sẽ không trở nên kỳ lạ nếu bạn có thể đọc hiểu ngôn ngữ Nhật Bản. Thế nhưng Icon giống bông hoa này lại là một khía cạnh văn hóa khác đấy. Bông hoa màu trắng là món quà giành tặng cho những em học sinh đã xuất sắc làm tốt bài tập về nhà (giống bông hoa điểm mười ở Việt Nam).
Bạn cũng có thể gửi Icon này khi muốn khen ai đó đã làm điều gì đó thật tốt.
10. Một nút bấm ư?
Gần đúng, đây là một món đồ công nghệ, gọi là trackball. Người ta thường dùng trackball thay con chuột để điều khiển con trỏ máy tính.
Bạn có đoán được hết ý nghĩa của 10 Icon nói trên không. Hy vọng sau khi biết được ý nghĩa thực sự, chúng ta sẽ có thể dùng Emoji một cách linh hoạt hơn nhé !
Tham khảo https://www.rd.com/culture/emoji-meanings/
Sacchan
Những nghệ sĩ Nhật Bản có thể là sinh đôi nhưng bị thất lạc
Bất ngờ trước giờ chúng ta vẫn hiểu trật lất về những kí hiệu Emoji xuất phát từ Nhật Bản này