Mâu thuẫn: cửa tiệm đang làm ăn phát đạt, cụ ông lại tuyên bố đóng cửa

Với sự phát triển của xã hội và công nghệ, khi mà những sản phẩm tạo từ máy móc, được sản xuất hàng loạt trở nên được ưa chuộng (vì nhiều lý do) hơn các sản phẩm thủ công của địa phương nhỏ lẻ. Thì ngày càng nhiều doanh nghiệp địa phương phải đóng cửa. Điều này gần như trở thành một xu thế, và nó ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người.

Ngoài chuyện nhiều lao động không có việc làm, không có thu nhập, thương hiệu mất đi thì bên cạnh đó còn là sự nuối tiếc của một số “khách hàng ruột” chỉ thích sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Gần đây, trên mạng Twitter, một dòng đăng đóng cửa của một cửa hàng đã làm cho cư dân mạng không ít lời bình luận thể hiện niềm vui và sự ấm áp, vì sao?

Nội dung như sau:

Năm 15 tuổi, tôi đã một mình bắt tàu lửa từ Kagoshima để làm việc cho chú tôi tại Daiichi Cleaning Shokai. Trong khoảng thời gian qua, tôi chỉ biết chăm chú làm việc và giữ cửa tiệm này.

Cuộc sống chỉ là khoảnh khắc, đúng không?

Năm nay tôi đã 80 tuổi.

Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc tôi cảm ơn những khách hàng lâu năm và cửa tiệm. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ để nó phát triển tốt và lâu dài cho đến hôm nay. Nhưng tôi nghĩ rằng, quãng đời còn lại, tôi sẽ nghỉ nghơi và dành thời gian bên gia đình.

Cảm ơn các bạn vì đã mua hàng của tôi trong suốt thời gian qua. Cảm ơn từ tận đáy lòng.”

Thông thường, một cửa hàng buộc phải “gỡ biển xuống” khi không thể trụ vững trên thị trường. Nhưng chủ sở hữu của Daiichi Cleaning đi ngược lại điều đó, đơn giản chỉ là vì ông đã hoàn thành mọi kế hoạch đề ra và quyết định “nghỉ hưu”.

(ảnh minh hoạ)

Xuất phát điểm không kỹ năng, chỉ là một người học việc của chú. Nhưng sau khi kế nhiệm, trong suốt 65 năm, một khoảng thời gian dài đủ để biết bề dày truyền thống và sự phát tiển của tiệm, ông đã hoàn thành tốt “sứ mệnh” của mình là cung cấp các mặt hàng cần thiết cho cộng đồng và nuôi sống các thành viên trong gia đình.

Khi đọc những lời cảm ơn chân thành của ông chủ Daiichi Cleaning, không ít cư dân mạng tỏ ra cảm động. Đặc biệt, những dòng trên có tác động lớn đến thế hệ trẻ, những người đang đặt nặng vấn đề “cơm – áo- gạo – tiền”. Khi mà họ đnag phải bươn chải với cuộc sống và đôi khi phải dùng đến những toan tính thì cũng cảm thấy nhẹ lòng. Dòng chia sẻ khiêm tốn như truyền đến họ một chút hy vọng vào cuộc sống.

dantri

Và ông đã nhận được lời chúc phúc của mọi người:

Con đường 65 năm ông đã làm tốt, hy vọng cuối đời ông được bình yên bên vợ”

“Mặc dù tôi chưa được gặp họ, nhưng luôn chúc cho ông bà hạnh phúc”.

“Chưa bao giờ, tôi lại bị xúc động bởi một tuyên bố đóng cửa như thế này”

“Tôi hy vọng mình cũng sẽ viết những dòng này vào một ngày nào đó”.

Đây không phải là một kịch bản trong phim, đây hoàn toàn là một chuyện thực của đời. Với nhiều người, đây có thể là quyết định mạnh mẽ và táo bạo nhất trong kinh doanh. Nó nhắc nhở một điều rằng, thành công không phải là điều đạt được, mà thành công là điều làm được.

Trong một thế giới mà con người luôn sống bon chen, vạch ra những thủ đoạn để toan tính, nhằm thu lợi về mình. Thì điều mà cụ ông trên khác biệt đó là biết dừng lại, tách mình ra khỏi xô bồ đó và tự thưởng cho mình những phút giây bình an khi tuổi xế chiều.

Tham khảo: heartwarming

TZ

90 tuổi vẫn chưa đóng cửa hàng vì chờ khách đến lấy túi đã quên

Ngay cả đến cửa hàng game lâu đời nhất Nhật Bản cũng đã phải đóng cửa, phải chăng thời đại của đĩa game sắp kết thúc?

Câu chuyện ly kỳ khó tin từ hàng nhái lên chức hàng thật của ca khúc nhạc phim Dragon Ball bản người đóng

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: