Những điều bạn chưa biết về chiếu Tatami

Mặc dù Tatami hiện nay không có xuất hiện nhiều trong những ngôi nhà ở Nhật Bản, nhưng người Nhật và thế giới luôn xem nó là một phần nội tại của văn hoá đất nước này.

Là “linh hồn” trong mỗi ngôi nhà Nhật. Và dưới đây là những điều bạn chưa biết về loài thảm này

1. Tatami là một sàn truyền thống được sử dụng tại Nhật Bản.

Chúng gồm lõi là rơm khô đan ép vào nhau, bên ngoài bọc bằng cói dệt viền bằng vải. Thường được lót sàn trong các nhà truyền thống ở Nhật. Ban đầu thảm Tatami mới có màu xanh nhạt, trải qua thời gian sẽ chuyển sang màu vàng.

2. Tatami được làm bằng máy móc.

Như đã nói, phần lõi trong của thảm này làm bằng rơm. Nguyên liệu trồng phổ biến ở Kumamoto, Hiroshima, Okayama, Fukuoka.

Để làm một tấm thảm Tatami, cần từ 4000 đến 7000 rơm. Chúng được máy ép và dệt trong hơn một giờ.

3. Kích cỡ

Kích cỡ chuẩn của một chiếc tatami là 2:1 (chiều dài gấp đôi chiều rộng). Tấm tatami phổ thông có kích thước cơ bản là 955mm x 1910mm, dày 55mm theo chuẩn Kyoto và còn được gọi là Kyouma Tatami.

Tuy nhiên, ở Nagoya thì nó có cỡ 910mm x 1820mm và được gọi là ainoma tatami, còn ở Tokyo thì là 880mm x 1760 mm và được gọi là Edoma hay Kantouma tatami

Ngoài kiểu tatami hình chữ nhật thì còn có kiểu tatami hình vuông 1:1 gọi là Hanjou và kiểu tatami 3:2 thường được dùng trong các trà thất gọi là daimedatami.

4. Một tấm thảm Tatami có 3 phần

Như đã nói ở trên, ba phần của Tatami có tên gọi khác nhau

Tatami Doko là phần lõi của, chúng được làm từ rơm khô nén lại thật chặt. Ngày sau, người Nhật dùng thêm gỗ ép dạng mỏng.

Tatami Omote là lớp cói bọc ngoài. Chúng được dệt lại thành tấm mềm mịn và đẹp. Thông thường, chất liệu bằng loài cây dạng cói ở Nhật, hoặc sợi gai dầu.

Tatami Fuchi là viền tấm thảm, Người Nhật chọn những tấm vải có hoa văn trầm để làm viền mép, che đi lớp rơm ép và mép lớp cói. Ngoài ra, khi sắp xếp các tấm thảm này xuống sàn nhà, chúng còn có tác dụng trang trí.

5. Có hai cách trải thảm Tatami

Shyugi Shiki là cách phổ biến nhất thường dùng trong các gia đình. Chúng được đặt sao cho cách cạnh vuông góc với nhau.

Fushyugi Shiki được sử dụng cho những sự kiện không may mắn như đám tang. Ngoài ra, cách này còn áp dụng cho những nơi không gian lớn như đền chùa.

6. Có thảm Tatami đặc biệt được sử dụng cho Judo.

Được gọi là Judo Tatami, thiết kế đặc biệt hơn để phù hợp với những động tác và di chuyển mạnh của võ sĩ mà không sợ hư hại hoặc gây bụi.

7. Vệ sinh thảm Tatami chỉ cần bằng cách lau bằng vải chuyên dụng hoặc hút bụi

Vì chất liệu của thảm Tatami dễ hút ẩm, nên nếu để chúng không được vệ sinh sạch hoặc trong môi trường ẩm ướt dễ bị hư hại. Để tránh điều này, bạn cần vệ sinh chúng hàng ngày bằng máy hút bụi hoặc vải lau chuyên dụng. Cần lau theo chiều của sợi cói dệt, tránh trường hợp bụi dinh chặt và khó vệ sinh hơn.

Một Tatami có tuổi thọ trung bình 5 đến 6 năm. Để càng lâu, chúng chuyển sang màu vàng.

8. Không được mang dép vào thảm Tatami

Vì chúng khó vệ sinh và thường lót sàn ngồi nên việc mang giày/dép vào thảm sẽ dễ dàng làm hư hại chúng.

9. Ngồi thảm Tatami buộc phải chéo chân hoặc ngồi theo kiểu quỳ gối

Chéo chân là kiểu ngồi bình thường. Chính xác nhất khi ngồi trên thảm Tatami là kiểu Seiza, tức là bạn sẽ quỳ gối và ngồi lên chân bạn. Lòng bàn chân hướng về phía sau.

Giờ thì bạn đã biết thêm một phần của văn hoá Nhật, đặc biệt là một số quy tắc khi bước vào thảm Tatami. Nhớ nắm kỹ để không trở thành người thiếu lịch sự khi đến đất nước xinh đẹp này nhé.

Tham khảo: tsunagujapan

TT

Nhờ sư thầy trải nghiệm nhà ma xem đáng sợ đến đâu và cái kết dở khóc dở cười

Ngoài mức cước đắt đỏ bậc nhất thế giới, văn hóa taxi tại Nhật Bản còn là ẩn số với rất nhiều người

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: