PS5 sắp được phát hành với giá rẻ bất ngờ – Sony không quan tâm đến lợi nhuận nữa hay sao?

Ngành công nghiệp Game trên thế giới được chia làm hai loại. Loại đầu tiên là Game mà ai cũng có thể thoải mái trải nghiệm, với sự dẫn đầu của Nintendo và đại diện bởi Nintendo Switch.

Loại thứ hai tìm kiếm các tính năng triệt để. Những người chơi Game trên PC, Xbox, PlayStation,.. thuộc loại này.

Bởi loại thứ hai yêu cầu nhiều chức năng cao đến bất ngờ, nên giá phần cứng có xu hướng cao hơn. Hiện tại vị trí đầu tiên của loại thứ 2 thuộc về PlayStation. Phiên bản mới PS5 sẽ được “trình làng” vào tháng 11 năm nay.

Ảnh https://business.nikkei.com/atcl/gen/19/00112/091700017/

PS5 được bán với giá rất rẻ, có hoặc không có có ổ cứng là 399,99 USD (ở Nhật là 39,980 Yên). Được biết một chiếc PC bình thường với cùng chức năng có thể có giá tới 150,000 Yên.

Thế nhưng chi phí sản xuất, dù là số lượng lớn của Sony đã từ 50,000 đến 60,000 Yên. Vậy chẳng phải càng bán được nhiều PS5, Sony càng lỗ hay sao?

Không chỉ PS5 mà PS4 được bán với mức giá 399 USD, thì chi phí sản xuất đã là 381 USD.
Với thiết bị mới, Sony không chỉ không cải thiện khoản lời ít ỏi, mà còn khiến lỗ trầm trọng hơn.
Bạn có biết tại sao họ lại có chiến lược kinh doanh “ngược ngạo” này không?

Bởi lẽ việc bán máy trò chơi vốn không phải để kiếm lợi nhuận từ việc bán thiết bị chính. Đối với thiết bị Game, quan trọng là số lượng Game.
Nhà sản xuất Game không làm Game trên thiết bị với số lượng máy bán ra ít. Nếu nỗ lực tạo ra Game không thay đổi quá nhiều đối với bất kỳ mô hình nào thì hãng sẽ tập trung vào những mô hình bán chạy hơn, là những thiết bị có thị phần.

Khi một trò chơi được bán, một số trò chơi sẽ được trao cho nhà sản xuất phần cứng. Gần đây có một dịch vụ đăng ký trò chơi có thể kiếm tiền định kỳ. Do đó dù bán lỗ sau này vẫn có thể kiếm lời.

Khi tình trạng này tiếp tục, chi phí sản xuất thiết bị cũng sẽ giảm dần, khi đó có thể bán mà không quan tâm đến lợi nhuận nữa.

Từ PS4 để lên PS5 mất tận 7 năm, trong khoảng thời gian đó chi phí sản xuất đã được điều chỉnh rất nhiều.

Sony sẽ thiệt nhất khi mọi người đều mua PS5 nhưng không mua Game. Khi đó dịch vụ đăng ký trò chơi không còn khả dụng. Thế nhưng trường hợp này rất khó xảy ra, trừ khi Game bị sao chép. Vấn đề sao chép Game xảy ra nhiều nhất ở Trung Quốc, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Nếu tình trạng này lan rộng, ngành công nghiệp Game của Nhật Bản sẽ có nguy cơ sụp đổ.

Nếu bạn muốn chơi Game và thực sự yêu thích nó, xin hãy mua một cách đúng đắn. Đừng vì tiết kiệm mà chính mình đặt dấu chấm hết cho hãng Game và cả Game.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: