Tổng quan về những đóng góp của Nhật Bản vào nền khoa học thế giới

Lịch sử kiến thức Nhật Bản và kỷ nguyên mới hướng tới công nghệ.

Trong thời Mạc phủ Tokugawa (1603-1868), chỉ sau khi tàu chiến cùng động cơ hơi nước xuất hiện vào năm 1853, Nhật Bản quyết định mở cửa và khẳng định rõ ràng mục đích nắm bắt và phát triển vượt trội về công nghệ để giữ vững thế độc lập cho quốc gia.
Nhật Bản đã làm tốt điều này, họ gửi những học giả đến mọi nơi trên thế giới để nghiên cứu và áp dụng các kiến thức mới.

Tuy nhiên, ngay cả trong thời kỳ đóng cửa, Nhật Bản vẫn giữ một số liên lạc với thế giới bên ngoài. Vào thời điểm khoa học bắt đầu nở rộ ở châu Âu, Nhật Bản vẫn giữ kết nối thông qua De-jima, một hòn đảo nhân tạo nhỏ ở Nagasaki, nơi người nước ngoài được phép sinh sống. Người Nhật trao đổi học hỏi với nhiều học giả nổi tiếng, trong đó có cả những bác sĩ y khoa lừng danh như Franz von Siebold, người đã dạy cho các học giả người Nhật y học và các lĩnh vực khoa học khác. Người Nhật đã thu thập thông tin và xây dựng cơ sở giúp nước này nhanh chóng bắt kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật thế giới về sau.

Ảnh https://aminoapps.com/c/japan/page/blog/contribution-of-japan-to-world-technology-general-blog/7QsP_uNEr13BK5v46rddjxvknPv8g

Điều này đã đặt nền móng cho sự phát triển xuất sắc của các ngành sản xuất nổi tiếng của Nhật Bản ngày nay. Từ “Monozukuri” trong tiếng Nhật, có nghĩa là “chế tạo ra nhiều thứ”, giờ đây đã được biết đến trên toàn thế giới – và không chỉ trong giới chuyên gia sản xuất.

Chiến tranh và hòa bình; Thành lập các trường đại học quốc tế hiện đại

Năm 1871, Bộ Giáo dục ra đời. Sau năm 1877, bảy trường Đại học Hoàng gia được thành lập, trong đó tích hợp cả các viện nghiên cứu. Tất cả bảy trường đại học này – chủ yếu trong số đó là Đại học Tokyo và Đại học Kyoto – vẫn nằm trong số các trường Đại học hàng đầu của Nhật Bản hiện nay, sở hữu viện nghiên cứu cùng sinh viên với thành tích học tập vượt trội cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành.

Điều này càng được ưu tiên cao hơn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất khi Nhật Bản gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu thô, gây áp lực đáng kể lên Chính phủ. Năm 1917, Viện Nghiên cứu Hóa học và Vật lý (Riken) được thành lập. Riken hiện là một trong những tổ chức nghiên cứu xuất sắc nhất của Nhật Bản, vừa đào tạo ra những người đoạt giải Nobel và cung cấp những phát triển áp dụng trong ngành công nghiệp.

Sau Thế chiến thứ hai, hệ thống Khoa học và Công nghệ của Nhật Bản vẫn tiếp tục phục vụ công nghiệp hóa. Cơ cấu công nghiệp của đất nước bị chi phối bởi các công ty lớn và ở mức độ cao. Họ đã sử dụng các viện nghiên cứu này để phát triển công nghệ của riêng mình. Kết quả là, trong khi Nhật Bản sở hữu các viện nghiên cứu xuất sắc và mặt khác là sự phát triển ứng dụng vượt trội trong các công ty, thì việc chuyển giao từ khoa học sang công nghiệp chưa bao giờ phát triển ở Nhật Bản.

Những viên ngọc đặt nền móng

Ảnh https://aminoapps.com/c/japan/page/blog/contribution-of-japan-to-world-technology-general-blog/7QsP_uNEr13BK5v46rddjxvknPv8g

1. Akira Endo là một nhà hóa sinh người Nhật Bản, người đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa nấm và quá trình sinh tổng hợp cholesterol đã dẫn đến sự phát triển của các loại thuốc statin, một trong số những loại dược phẩm bán chạy nhất trong lịch sử. 

2. Atsumu Ohmura là nhà khí hậu học người Nhật Bản, nổi tiếng với những phát hiện và đóng góp vào lý thuyết về hiện tượng mờ đi toàn cầu. 

3. Eizaburo Nishibori là một nhà khoa học, nghệ sĩ và kỹ thuật gia người Nhật Bản. Ông nổi tiếng với vai trò là đội trưởng của Đội khám phá Nam Cực của Nhật Bản. 

4. Hideki Shirakawa là nhà hóa học Nhật Bản và từng đoạt giải Nobel Hóa học năm 2000 nhờ phát hiện ra polyme dẫn điện cùng với giáo sư vật lý Alan J. Heeger và giáo sư hóa học Alan G. MacDiarmid tại Đại học Pennsylvania.

5. Hidetsugu Yagi là một kỹ sư điện người Nhật Bản đến từ Osaka. Khi làm việc tại Đại học Tohoku, ông đã viết một số bài báo giới thiệu thiết kế ăng-ten mới của đồng nghiệp Shintaro Uda với những quốc gia nói tiếng Anh. Ăng ten Yagi, được cấp bằng sáng chế vào năm 1926, cho phép liên lạc định hướng.

6. Hiraga Gennai là một nhà dược học Nhật Bản thời Edo, học trò của Rangaku, bác sĩ, tác giả, họa sĩ và nhà phát minh nổi tiếng. 

7. Hiroaki Mitsuya là một nhà virus học người Nhật Bản nổi tiếng với vai trò phát hiện ra thuốc chống HIV zidovudine cũng như các loại thuốc chống AIDS khác bao gồm didanosine và zalcitabine. 

8. Hiroshi Komiyama là một nhà khoa học Nhật Bản. Ông là hiệu trưởng của Đại học Tokyo từ tháng 4 năm 2005 đến tháng 3 năm 2009. Các lĩnh vực nghiên cứu chính của ông là Kỹ thuật hóa học, Kỹ thuật môi trường, khoa học vật liệu chức năng và kỹ thuật phản ứng CVD. Ông cũng là thành viên của Đối thoại Tri thức Thế giới.

Những phát minh từ Nhật Bản đã thay đổi thế giới

Ảnh https://aminoapps.com/c/japan/page/blog/contribution-of-japan-to-world-technology-general-blog/7QsP_uNEr13BK5v46rddjxvknPv8g

  1. Súng hơi Airsoft
  2. Máy dệt điện tự động
  3. Nam châm Neodymium
  4. QR code
  5. Tấm lát nền xúc giác
  6. Pin Lithium-ion
  7. Ghi âm kỹ thuật số thương mại
  8. Karaoke
  9. Máy nghe nhạc CD cầm tay
  10. Ghi vuông góc, còn được gọi là ghi từ thông thường, là một công nghệ để ghi dữ liệu trên phương tiện từ tính, đặc biệt là đĩa cứng.
  11. Máy ghi âm kỹ thuật số

Theo bạn đâu là phát minh tuyệt vời nhất của người Nhật?

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: