Nhìn lại hành trình của Pepper – Từ VINH QUANG đến TÀN LỤI (2014-2020)

Hãng viễn thông khổng lồ Nhật Bản SoftBank đã ngừng sản xuất Robot Pepper vào tháng 8 năm 2020.

Pepper được phát triển để trở thành Robot trợ giúp với ngôn ngữ cơ thể giống con người, khả năng duy trì giao tiếp bằng mắt và có thể nói những đoạn ngắn. Pepper được sử dụng cho những công việc như dịch vụ khách hàng và chỉ đường, nó thậm chí còn học được cách chơi Kendama.

Tuy Pepper vẫn luôn hữu ích, nhu cầu sử dụng lại không còn nhiều dẫn tới quyết định ngưng sản xuất.

Hãy cùng nhìn lại hành trình của Robot đáng yêu này nhé !!!

Pepper được Masayoshi Son, chủ tịch SoftBank, giới thiệu với thế giới vào ngày 15 tháng 6 năm 2014 tại một cuộc họp báo ở ngoại ô Tokyo, Nhật Bản. Pepper được quảng cáo là có “động cơ cảm xúc” và được bán với giá khoảng 2.200 đô la.

Một cậu bé chơi với người máy Pepper tại Trung tâm mua sắm Westfield ở San Francisco vào tháng 12/2016.

Pepper giao lưu với các khách mời tại bữa tiệc Dentsu trong Lễ hội Sáng tạo Spikes Asia vào ngày 10 tháng 9 năm 2015 tại Singapore.

Pepper biết ít nhất 15 ngôn ngữ và có khả năng nhận dạng giọng nói tiên tiến, cho phép bạn “nói chuyện” với robot theo phong cách tự nhiên.

Trong khi nhiều Robot hình người trước đây tập trung vào khả năng nhặt đồ đạc thì Pepper thực sự dùng cánh tay của mình để đưa ra cử chỉ. Màn hình cảm ứng cung cấp nhiều thông tin hơn và là một thiết bị đầu vào hữu ích.

Khách mời tương tác với người máy Pepper trong sự kiện New Yorker TechFest 2017 tại Hồ Cedar vào ngày 6 tháng 10 năm 2017 ở thành phố New York.

Không chỉ đưa ra cử chỉ, Pepper còn có thể thực hiện hành động thiện chí như bắt tay. Trên thực tế, Pepper đã gặp rất nhiều nhà lãnh đạo thế giới trong những năm qua, bắt tay với nhiều nguyên thủ quốc gia như Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande. 

Pepper được quảng cáo cho các doanh nghiệp như viện dưỡng lão và cơ sở chăm sóc người cao tuổi, thế nhưng Robot này lại không làm tốt những việc mà đối tượng khách hàng này cần như nhặt đồ đạc, hỗ trợ đứng dậy,…Ngoại hình của Pepper cũng không tối ưu bằng Robot thú cưng.

Khi được sử dụng trong nhà hàng, Pepper có thể nhận order hoặc giúp khách hàng tìm bàn. Nhưng Robot nhà hàng đã từng được thử nghiệm trước đây, đặc biệt là vào những năm 1980, và sau đó cũng thất bại.

Pepper cũng được bán cho các viện bảo tàng để hướng khách tham quan và cung cấp thêm thông tin về các cuộc triển lãm. Nhưng xung đột với hoạt động kinh doanh tại Pháp của SoftBank được cho là đã cản trở sự phát triển của Robot.

Về mặt lý thuyết, Pepper sẽ trở nên hữu ích hơn trong đại dịch Covid-19, khi mà con người có nhiều nhu cầu giao tiếp hơn khi phải tuân thủ giãn cách xã hội. Nhưng thực tế mỉa mai là SoftBank đã ngừng sản xuất Pepper vào tháng 8 năm 2020 – thời điểm bùng phát đại dịch ở các quốc gia như Hoa Kỳ và Anh.

Pepper và robot lau nhà Whiz được nhìn thấy ở lối vào của một khách sạn dành cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng nhẹ của bệnh Covid-19 ở Tokyo, Nhật Bản vào ngày 30 tháng 4 năm 2020.

Robot hình người của SoftBank Corp Pepper (trắng) và robot SPOT của Boston Dynamics (vàng) nhảy và hát trước trận đấu giải bóng chày chuyên nghiệp Nippon giữa SoftBank Hawks và Rakuten Golden Eagles ở Fukuoka vào ngày 10 tháng 7 năm 2020.

Đây có thể là hình ảnh cuối cùng chúng ta thấy về Robot huyền thoại này.

Au revoir, Pepper – Tuy cuộc sống có ngắn ngủi nhưng không thể phủ nhận những công lao của “anh bạn này” trong sự nổi dậy của ngành công nghiệp Robot, và những thành tựu của nó trên phạm vi toàn cầu sẽ vĩnh viễn được ghi nhớ…

Sacchan
Xem thêm: