Tưởng chừng thụt lùi nhưng TOYOTA lại đang dẫn đầu với công nghệ hydro

Ngành công nghiệp xe hơi trên toàn thế giới đang tiến đến nhiều giai đoạn chuyển đổi khốc liệt. Phần cốt lõi của việc sản xuất xe hơi nằm ở động cơ. Với sự đột phá của xe điện, điều này đang dần thay đổi.

Trước đây động cơ là yếu tố gây trở ngại cho những công ty mới bước chân vào ngành công nghiệp này, khi xe điện bắt đầu lên ngôi, việc tham gia trở nên dễ dàng hơn.

Công ty đang đứng đầu trong ngành công nghiệp xe điện là Tesla của Hoa Kỳ.

Apple cũng đang tự chế tạo ra dòng xe điện của riêng mình, ngoài ra, Porsche và Ferrari cũng đang chuyển hướng sang xe điện.

Trước tình hình này, các nhà sản xuất Nhật Bản đang có phần chậm chạp. Quan sát cách TOYOTA phản ứng, nhiều người còn dự đoán công ty này sẽ sớm phá sản.

Chiếc xe đầu tiên được TOYOTA sản xuất tách biệt với dòng xe chạy bằng xăng tên là PRIUS.

 

Ảnh https://toyota.jp/prius/

PRIUS là chiếc xe kết hợp giữa điện và động cơ. Điện đóng vai trò giúp xe tăng tốc lúc bắt đầu, động cơ đóng vai trò giúp xe giữ tốc độ ổn định. Với sự kết hợp này, TOYOTA tạo ra một chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu và có phạm vi di chuyển xa.

Vì xe điện sử dụng năng lượng từ pin nên phạm vi di chuyển khá hạn chế. Xe phải tốn một khoảng thời gian để sạc pin, so với xe chạy bằng xăng, đây là một vấn đề gây bất tiện.

Hệ thống hybrid có cơ chế tốt, nhưng nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là một nước đi sai lầm trong xu thế loại bỏ hoàn toàn nhiêu liệu xăng dầu. Nhưng có thật vậy không?

Đây là chiếc xe tên MIRAI của hãng TOYOTA.

TOYOTA đã phát triển một hệ thống mới chạy bằng nhiên liệu hydro. Xe không cần trang bị thêm pin nặng như xe điện, không tốn thời gian sạc. Giống như xe chạy bằng xăng, bạn chỉ cần đổ đầy hydro vào và chạy. Xe chỉ thải ra nước khi chạy nên rất thân thiện với môi trường.

Vấn đề duy nhất là có quá ít trạm hydro dành cho xe.

Những thiết bị cần thiết để xử lý hydro tại trạm lớn và đắt tiền. Vì vậy, số trạm hydro tại Tokyo rất hạn chế, dẫn đến số lượng xe MIRAI bán được không tăng nên giá thành khó giảm.

Mặc dù tất cả các nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều đang nhìn vào tiềm năng của xe điện, TOYOTA vẫn có lý do riêng của mình khi tập trung phát triển dòng xe hydro này.

Nếu một chiếc xe tải được cải tiến thành xe điện, thùng xe sẽ phải chịu áp lực từ hành lý. Muốn chiếc xe này hoạt động sẽ cần rất nhiều năng lượng, điều này cũng làm ảnh hưởng đến khả năng chịu tải hành lý của xe. Vì vậy, trên thực tế, rất khó để sản xuất một chiếc xe tải điện. Với xe hydro, điều này khả thi hơn.

Không những khả thi với xe tải, phương tiện hydro cũng khả thi với tàu.

Ảnh https://toyokeizai.net/articles/-/450465?display=b

Đây là một tuyến đường sắt mới hoạt động ở EU, con tàu này sử dụng động cơ hydro của TOYOTA.

Những tuyến đường sắt được điện hóa rất tiện lợi, nhưng ở một số địa phương không thể đện hóa vẫn phải sử dụng tàu chạy bằng nhiên liệu diesel. Chưa tính đến tác động tiêu cực lên môi trường, vấn đề không đủ lợi nhuận để điện hóa toàn bộ các tuyến trong khu vực cũng đủ thấy sự bất tiện.

Trong trường hợp này, động cơ hydro phát huy hiệu quả tối đa.

Khi các nước Châu Âu đang thực hiện chiến dịch giảm thải CO2, công nghệ của TOYOTA thu hút rất nhiều sự chú ý.

Công nghệ này có thể áp dụng cả với máy bay.

Nếu động cơ hydro được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, hydro sẽ được sản xuất rộng rãi hơn, đồng thời giá hydro và giá thiết bị của các trạm bổ sung sẽ giảm xuống. Hơn nữa, động cơ hydro cũng sẽ được cải tiến nhanh hơn. Kết quả, chúng ta sẽ có chiếc xe tiện lợi và giá thành rẻ hơn xe điện.

Có thể nói, TOYOTA là công ty đang tiến những bước xa nhất về phía tương lai. Công nghệ hydro của TOYOTA có thể sẽ trở thành công nghệ thay đổi thế giới.

Kengo Abe
Xem thêm: