Ảnh màu phục chế: có một nước Nhật khác xa với hiện tại

Khi thượng đế tạo ra loài người, điều tuyệt vời nhất là ban thêm cho họ trí não để có thể thay Người tạo thêm nhiều thứ khác.

Trí óc không chỉ để sáng tạo mà còn để ghi nhớ. Và khi những hình ảnh lưu trong trí não không thể diễn tả hoàn hảo được bằng ngôn ngữ nữa thì người ta lại tạo thêm công cụ để lưu giữ khoảnh khắc đó theo thời gian.

Có lẽ vậy mà máy ảnh ra đời, ban đầu là những bức ảnh đen trắng, rồi tiếp đến là ảnh màu. Tựa như sự chuyển giao giữa quá khứ và hiện tại.

Có thể nói, ảnh đen trắng như là một thứ để “kết nối” con người hôm nay với lịch sử, phải luôn được trân trọng, gìn giữ và bảo tồn.

Bên cạnh đó, một số nhà khoa học lại mong muốn “thổi” một chút âm hưởng hiện đại cho chúng, bằng cách “tô màu” những bức ảnh này.

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật tại Đại học Waseda do Tiến sĩ Ishikawa hướng dẫn, đã tạo ra phần mềm tự động làm màu cho các ảnh cũ.

Những bức ảnh của năm 30,40 được tái hiện một cách rõ nét bằng công nghệ phục chế của Tiến sĩ Watanabe thuộc Đại học Metropolitan Tokyo. Tất nhiên màu sắc cũng “rất lịch sử”.

Ông đã đăng tải chúng trên tài khoản twitter của mình, bạn có thể xem nhiều hơn tại @hwtnv .

Bây giờ, cùng Japo chiêm ngưỡng lịch sử Nhật qua ảnh màu phục chế của Tiến sĩ Watanabe nhé.

Đây có lẽ là bức ảnh cổ nhất trong số những bức phục hồi. Tokyo năm 1875 (không rõ tác giả), trông thanh bình như hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.

Thực tế thì trẻ em thời nào cũng giống nhau về sự nghịch ngợm và sáng tạo.

Bức ảnh được chụp bởi Takeyoshi Tanuma năm 1961.

Sự dễ thương của những cô bé Nhật Bản. Ảnh chụp khoảng 1950 (không rõ tác giả)

Sở thích của chúng tôi: Oden. Ảnh chụp năm 1898 (không rõ tác giả)

Một cô gái đang làm việc. Ảnh chụp bởi Elstner Hilton năm 1910

Một góc yên bình của Kasuga Grand Shrine, Nara khoảng năm 1880 (nhiếp ảnh gia không rõ).

Bạn có thấy nhớ nhà khi xem bức ảnh này không?. Một người bà địu cháu trên lưng. Ảnh chụp năm 1908 bởi Arnold Genthe

Một giải đấu Sumo. Ảnh được chụp vào những năm 1930 (nhiếp ảnh gia không rõ).

Tiến sĩ Watanabe nghĩ rằng đô vật ở giữa có thể là Futabayama Sadaji.

Đền Fushimi-Inari ở Kyoto (1880, không rõ tác giả)

Phút giao hoà giữa đất – trời – con người. Ảnh chụp bởi Adolfo Farsari, 1886

Mùa gặt, ảnh chụp bởi Elstner Hilton năm 1910

Những bức ảnh được tô màu nhưng vẫn giữ được bóng dáng lịch sử. Chúng thấp thoáng trong từng đường nét cảnh vật, con người và những địa danh.

Bạn có thấy nước Nhật thời kỳ nào cũng có những vẻ đẹp rất riêng không?

Nguồn: spoon-tamago

TT

Tin nhanh: một người mẹ trẻ sinh con ngay trên tàu điện vào mùa đông

Nếu am hiểu về nhiếp ảnh, bạn sẽ biết được điểm khác nhau giữa hai bức ảnh này

Chỉ nhờ một bức ảnh mà chàng trai đút túi thêm 50.000 fan

 

 

 

 

 

 



Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: