Tại sao công nghệ cao như Nhật Bản lại chậm trễ trong việc sản xuất máy bay phản lực?

Trong Thế chiến thứ II, kỹ thuật chế tạo máy bay của Nhật rất hiện đại. Cũng chính vì thế mà có rất nhiều người đã đặt câu hỏi, tại sao với công nghệ cao như vậy Nhật Bản lại không sản xuất máy bay phản lực?

Chỉ đến những năm gần đây, Nhật Bản mới cho ra mắt 2 chiếc máy bay phản lực đầu tiên.

Cái thứ nhất là chiếc máy bay phản lực của Honda.

Ảnh http://www.honda.co.jp/jet/gallery/

Cái thứ hai là MRJ của Mitsubishi.

Ảnh http://www.aviationwire.jp/archives/122127

Thế nhưng cả hai đều là dạng máy bay tầm nhỏ và trung, Nhật Bản vẫn không cho ra mắt những chiếc cỡ lớn.

Tại sao lại có sự chậm trễ như vậy nhỉ?

Trong thời gian khó khăn khủng hoảng của nước Nhật hậu chiến tranh, họ đã chế tạo ra một loại máy bay mang tên YS-11. Đó cũng chỉ là một loại máy bay cánh quạt chứ chưa phải phản lực. Thế nhưng kể từ sau đó, Nhật Bản không cải tiến gì thêm. Đó không phải vấn đề của kỹ thuật mà còn lý do khác.

Ảnh http://www.mod.go.jp/asdf/equipment/yusouki/YS-11/index.html

Được biết máy bay huấn luyện quân sự của đội tự vệ phòng không Nhật Bản khi đó là loại T-1, T-2, đều là hàng trong nước. Ngoài ra đầu máy cho T-1 cũng là hàng nội địa.

Thế nhưng sau khi thất bại trước người Mỹ, ngành công nghiệp máy bay của Nhật đã giải thể. Có phải vì lý do đó không?

Không phải, thực ra sau chiến tranh người Nhật vẫn tiếp tục sản xuất T-1, T-2 và YS-11. Vì thế nguyên nhân không phải do sức ép của nước Mỹ.

Từ sau sự ra đời của YS-11, Nhật vẫn tiếp tục sản xuất thân máy bay, thế nhưng các công ty này bị buộc giải thể và sau đó thân máy đã bị bán lại cho hãng Boeing của Mỹ.

Ảnh BaretaNews

Trong quá trình phát triển này, Nhật cho ra đời loại máy bay B767.  Tuy nhiên kể từ đó về sau, ngành công nghiệp máy bay của Nhật chỉ nhận sản xuất phụ tùng chứ không lắp ráp và cho ra đời máy bay hoàn chỉnh nữa.

Tại sao lại không dùng đà này để phát triển hơn nữa?

Câu trả lời là vì họ gặp phải vấn đề lớn trong việc huy động vốn.

Để sản xuất một chiếc máy bay cần lượng lớn tiền đầu tư. Ví dụ, để sản xuất một chiếc máy bay dân dụng loại lớn phục vụ du lịch như A380 của Airbus đã tốn trên 30 triệu Yên.

Ảnh The Star Online

Đó là chưa kể những rủi ro đi kèm khi sản xuất nguyên kiện 1 chiếc máy bay. Thời gian sản xuất kéo dài, khả năng không thu hồi vốn do không bán được, hoặc có thể sản xuất thất bại,…Ngoài ra cũng phải cân nhắc đến khả năng thắng được các hãng lớn như Airbus và Boeing là rất thấp, không thể chốt số lượng đơn đặt hàng,…Rất nhiều lý do tiềm ẩn mà người Nhật đã cân nhắc kỹ lưỡng.

Chính vì thế, Nhật Bản đã quyết định sử dụng bước lùi này để chuẩn bị cho bước tiến lớn hơn.

Điều đó không có nghĩa Nhật Bản sẽ từ bỏ hướng tới những công nghệ cao hơn trong ngành sản xuất máy bay.

Bằng chứng là việc HONDA JET đang có những bước thuận lợi trong xúc tiến thương mại, đồng thời MRJ cũng đang trong quá trình sản xuất.

Ảnh www.flythemrj.com

Những bước đi từ tốn nhưng vững chắc này sẽ cho bạn thấy được sự đi lên dần dần của ngành công nghệ hàng không Nhật Bản. Và tôi tin rằng trong một ngày không xa các loại máy bay phản lực cỡ lớn của Nhật sẽ tự tin bước ra ngoài và sánh ngang tầm các “ông lớn” thế giới trong lĩnh vực này.

Kengo Abe

Thực hư chuyện Nhật Bản cấm bán vũ khí, nhưng lại đấu giá công khai máy bay chiến đấu trên mạng

Hàng không Nhật cho phép bạn mang cún cưng lên máy bay

Bị nhân viên an ninh giữ lại, xem vé máy bay mới tá hoả vì 4 chữ này

 

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: