[Hiệu quả hay ăn hại? ] Nổi tiếng vì kho phát minh cứu sống nhân loại, nhưng lần này có lẽ người Nhật đã sai…?

Đến Tokyo, bạn sẽ choáng ngợp trước những cao ốc thương mại cũng như toà nhà văn phòng cao và đồ sộ tại thành phố đông dân nhất thế giới này.

Những cao ốc “sang chảnh” đó là niềm mơ ước của nhiều các cô gái. Bước đi tự tin trên bộ váy công sở đắt tiền đến văn phòng vào mỗi sáng, trên tay là ly cà phê mua từ Starbucks. Thật là một viễn cảnh tuyệt vời.

Thế nhưng một vấn đề mà nhiều nhân viên văn phòng không hề thích thú, đặc biệt là những ai thường xuyên đi làm sát giờ. Đó là thang máy.

Toà nhà càng cao, rộng bao nhiêu thì lượng người lên xuống, ra vào càng đông bấy nhiêu. Đôi khi gây ra tình trạng quá tải vào giờ cao điểm.

Giải pháp cho vấn đề này là gì?

Đi bộ ư? Đừng thách thức đôi chân bạn vì nó còn phải chống đỡ nhiều thứ khác.

Hay tăng số lượng thang máy? Cũng được thôi nhưng thang máy tăng đồng nghĩa với việc diện tích dành cho văn phòng nhỏ lại.

Và có một toà nhà ở Tokyo mang tên Roppongi Hills đã nghĩ ra ý tưởng điên rồ nhưng thực sự hiệu quả ở một mặt nào đó.

Đó là “thang máy đôi”, tên tiếng Anh là “Double Deck elevator”.

Không lẽ trong tháng máy lại có thêm một chiếc thang leo hay sao?

Sai rồi, hình thức của thang máy đôi trông như dưới đây.

Ảnh: http://www.mitsubishielectric.co.jp/

Bên trong buồng thang máy…

Ảnh: http://www.mitsubishielectric.co.jp/

Trông không khác gì thang máy bình thường. Thế nhưng nếu nhìn vào bản đồ thiết kế, bạn sẽ thấy nó bao gồm hai buồng song song trên dưới.

Ảnh: http://www.toshiba-elevator.co.jp

Mỗi buồng đặt ở một tầng nhưng cùng nối với nhau bằng một dây cáp. Vì vậy thang ở trên đi đến đâu thì thang ở dưới sẽ theo đến đó, chỉ khác là mỗi thang sẽ di chuyển đến một tầng.

Ví dụ: tháng máy tầng 1-2 xuất phát thì tương ứng với đó điểm đến sẽ là 3-4, rồi 5-6, 7-8… cứ đi theo cặp như thế. Vì vậy nếu để ý thì khi vào thang máy ở tầng 1, thì bạn sẽ không bao giờ đến được tầng 4. Mà thay vào đó, phải vào thang máy ở tầng 2.

Quy tắc dễ nhớ nhất là vào lẻ ra lẻ, vào chẵn ra chẵn. Vào thang tầng 1 sẽ đến được những tầng số lẻ, vào thang tầng 2 sẽ đến được tầng số chẵn.

Ảnh: http://blog.webtravel.jp/partner5/index.php?itemid=6512

Trước thang máy sẽ có bảng chỉ dẫn cụ thể cách sử dụng thang đôi.

Tuy vậy nhưng khi sử dụng trong thực tế hẳn bất cứ ai cũng không khỏi bỡ ngỡ.

Không ít trường hợp dở khóc dở cười xảy ra với hành khách lần đầu sử dụng thang máy đôi, như thang máy đột ngột dừng lại dù không ai bấm dừng ở tầng đó. Khiến mọi người hoảng loạn vì ngỡ có tai nạn xảy ra.

Lý do là vì hệ thống thang đôi hoạt động song song, cùng lúc, nên nếu thang kia dừng thì thang còn lại cũng phải dừng theo, dù chỉ có một thang bấm nút đến tầng đó. Tuy nhiên dù dừng lại nhưng nếu chiếc thang không có người bấm dừng bị dừng theo thì cửa sẽ không mở.

Ảnh: http://www.thangmay.org

Bạn đã đủ nhức não chưa?

Tuy thật sự thán phục về người phát minh ra ý tưởng thang máy đôi, nhưng xét về độ tiện lợi thì không thể nào tránh khỏi cảm giác “có gì đó ngồ ngộ” ở đây. Có lẽ chỉ những ai quen dùng mới cảm nhận rõ sự thần kỳ và ý nghĩa của phát minh ấy nhỉ! (Hay đến chút “thần kỳ” ấy cũng không có)

Nếu khắc phục được những nhược điểm còn tồn đọng, có lẽ địa ngục mang tên “Cao ốc văn phòng” sẽ không còn là nỗi khiếp sợ của nhân viên và khách hàng, mỗi khi đến công ty. Ngày ấy bao giờ mới đến vậy nhỉ?

 

Kengo Abe 
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: