Bạn có biết: Ứng dụng xã hội nào được dùng nhiều ở Nhật ? và mục đích họ dùng để làm gì?

Thời đại toàn cầu hoá là lúc lên ngôi của mạng truyền thông. Trong tiếng Nhật, dịch vụ mạng xã hội viết tắt là SNS (Social Networking Services). Và với sự nhan nhản của điện thoại thông minh thì sự bùng nổ của SNS cũng là điều dễ hiểu.

Gần đây, Bộ Nội Vụ và Truyền thông Nhật đã tiến hành  một cuộc khảo sát về cách mọi người dùng SNS và lý do sử dụng nó. Những người tham gia đến từ bốn quốc gia (Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ và Đức), đã được yêu cầu đưa ra đáp án đó là dịch vụ SNS nào mà họ đang sử dụng hoặc yêu thích để thể hiện quan điểm này:

Tôi cảm thấy thoải mái khi sử dụng SNS để đăng những suy nghĩ và thông tin của riêng mình về bản thân mình”

Và kết quả, phần lớn những người Nhật tham gia (17%) đều đặt tình cảm với ứng dụng LINE. Điều ngạc nhiên là LINE thường được dùng đối với những người quen biết, thân thích với nhau như gia đình hoặc bạn bè.

Thứ hai là Twitter (7,7%), tiếp theo là Facebook (5,3%) và Instagram (3,9%).

LINE cho phép người dùng trò chuyện dưới dạng văn bản, gọi trực tiếp cho nhau (âm thanh và hình ảnh), thậm chí gửi nhãn dán dễ thương.

Tại sao ứng dụng trò chuyện LINE lại được dùng phổ biến ở Nhật hơn so với Twitter và Facebook?

Có thể người Nhật cảm thấy thoải mái khi đăng thông tin trên ứng dụng này vì  những người dùng khác kết nối với họ chủ yếu là người thân. Chính vì vậy, chưa tới 20% người tham gia Nhật Bản trở lời rằng họ ngại kết bạn mới, hoặc tìm người lạ nói chuyện. Trong lúc đó, số người trả lời sẵn sàng nói chuyện với người lạ ở ba nước kia vượt quá 30%.

Vậy người dùng Nhật Bản thường dùng SNS để làm gì?

Câu trả lời phổ biến nhất có lẽ là dùng để “cập nhật thông tin về mọi sự việc xảy ra ở đất nước mình và trên thế giới’, một số ít dùng để “giết thời gian”. Với hơn 30% người dùng được khảo sát đồng ý với ý kiến trên. Nhật Bản phần lớn xem ứng dụng truyền thông xã hội để đọc thông tin hơn là để chơi và gặp gỡ mọi người.

Nhưng tại sao, hầu hết cư dân mạng Nhật lại không quan tâm đến việc dùng ứng dụng mạng để kết nối mọi người? Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, vì do sự thiếu tin tưởng giữa các cá nhân, đặc biệt là trong mối so sánh với các quốc gia khác. Hãy xem những câu hỏi và kết quả thống kê bên dưới.

Tôi có thể tin vào những người tôi gặp trực tuyến”

Anh: 68,3%

Mỹ: 64,4 %

Đức: 46,9%

Nhật: 12,9%

Tôi có thể phân biệt được người đáng tin cậy hoặc không khi tôi trò chuyện trực tuyến”

Anh: 71,6%

Mỹ: 66,7 %

Đức: 57,1%

Nhật: 20,6%

Khi được hỏi về các mối quan hệ ngoại tuyến, chỉ có khoảng 33,7% người Nhật trả lời “họ có thể tin tưởng hầu hết mọi người”, trong khi các nước khác câu trả lời vượt quá 60%.

Lý do không tin tưởng người khác qua mạng phổ biến ở mọi độ tuổi, giới tính người Nhật. Người dùng trích dẫn một ví dụ như, những tài khoản quyên góp tiền trực tuyến là mối đe doạ đối với sự rò rỉ thông tin cá nhân.

Những ứng dụng như YouTube và Instagram có thể cho người dùng khả năng nổi tiếng thì nó lại không phù hợp với tính cách khép kín và yêu thích sự riêng tư như đa số người Nhật.

Tuy nhiên, khảo sát trên chỉ là đại đa số thôi chứ không phải là không có ngoại lệ. Nhiều người dùng Twitter  cũng đã khẳng định sự tin tưởng của họ vào các mối quan hệ trực tuyến, thậm chí họ còn tìm được những người bạn tâm đầu ý hợp thông qua mạng xã hội.

Mọi thứ đều có tính hai mặt, và mạng xã hội cũng không ngoại lệ. Căn bản là ở cách dùng của mỗi người. Vì thế, bạn cũng đừng xem nó hoàn toàn tiêu cực, hãy cứ mạnh dạn chia sẻ, biết đâu sẽ tìm được người hợp với mình.

Tham khảo: rikunabicareerconnection

TZ

Các ứng dụng học tiếng Nhật miễn phí và hiệu quả

Ứng dụng chụp ảnh món ăn biến một bé gái Nhật Bản trở thành một con ma đáng sợ

Ứng dụng LINE thử nghiệm với dịch vụ giúp phụ nữ mang thai tìm chỗ ngồi trên tàu điện

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: