Đừng “Lost” tại mê lộ Tokyo: 4 mẹo đi tàu “nghệ” như người bản địa

Nếu bạn chưa thể tưởng tượng ra như thế nào gọi là một mê cung Tokyo thì hãy nhìn vào đây trước đã.

Ảnh: http://jasf.org/rosenzu/metro.html

Rất nhiều đường ngang dọc chằng chịt nối nhau bằng nhiều màu sắc. Giới thiệu với các bạn đây là bản đồ tàu điện ngầm tại nội thành Tokyo.

Mỗi màu sắc tượng trưng cho một tuyến đường sắt. Kể ra tất cả, ta có các tuyến:

1/銀座線 Ginza-sen 

2/丸ノ内線 Marunouchi -sen 

3/日比谷線 Hibiya-sen 

4/東西線 Tosai-sen 

5/千代田線 Chiyoda-sen 

6/有楽町線  Yurakuchou-sen

7/半蔵門線 Hanzoumon-sen

8/南北線 Nanboku-sen

9/副都心線 Fukutoshin-sen 

10/大江戸線 Ooedo-sen

11/浅草線 Asakusa -sen 

12/三田線 Mita-sen 

13/新宿線 Shinjuku-sen

14/都電荒川線 Toden Arakawa-sen

15/日暮里・舎人 Nippori-Toneri -sen 

Tất cả có 15 tuyến trọng yếu thuộc tuyến tàu điện ngầm.

Tuy nhiên đây chỉ mới là mê cung đường sắt dưới lòng đất, dưới đây mới là tấm bản đồ đầy đủ, minh hoạ tất cả các công ty đường sắt như JR, Keio, Tobu, Seibu trên mặt đất cùng với 15 tuyến tàu ngầm vừa liệt kê.

Ảnh: http://web1.gakusei-chintai.com/routemap/tokyo.html

Tuy nhiên, không chỉ Tokyo mà nhiều thành phố lớn trên thế giới cũng sở hữu mê cung vô tận này.

Đây không chỉ là cơn ác mộng của người nước ngoài khi du lịch tự túc tại Tokyo mà kể cả người Nhật sống tại thành phố hoa lệ này cũng không ít lần khốn đốn.

Để thuộc lòng tấm bản đồ đường sắt Tokyo, bạn chắc chắn phải bỏ không ít công sức, tuy nhiên còn có một số mẹo đơn giản hơn giúp “chữa” bệnh lạc tàu nhầm ga của bạn.

Xuống nhầm ga nhưng vẫn đi bộ đến được

Ví dụ tại ga Yurakuchou. Từ đây bạn có thể đi bộ đến ga Hibiya qua ga tàu ngầm, thậm chí có thể “đánh một vòng” đến cả ga Ginza nữa đấy. Hơn nữa, thêm vài bước nữa là bạn sẽ đặt chân đến được ga Higashi Ginza. Thỉnh thoảng tiết kiệm tiền tàu và dạo quanh thành phố cũng không hẳn là quá tệ phải không nào?

Ngoài ra, ga Tokyo và ga Otemachi, Nagatacho và Akasakamitsuke cũng thông với nhau bằng một lối đi dưới ga tàu điện ngầm.

Cùng thuộc một ga nhưng lại phải ra khỏi ga một lần mới đổi tuyến được 

Trường hợp này lại ngược lại, có những tuyến thuộc cùng một ga nhưng lại chẳng thông với nhau, buộc người đi tàu phải ra khỏi cổng soát vé và đi bộ một đoạn thì mới đến được tuyến còn lại để đổi tàu.

Ví dụ như tuyến Asakusa và Oedo đều thuộc ga Kuramae nhưng lại rơi vào trường hợp như trên.

Tuy quãng đường đi bộ giữa 2 tuyến thuộc cùng một ga không xa lắm nhưng lại dễ gây bất ngờ cho những ai lần đầu đến Tokyo.

Đổi tàu 

Nhìn mỗi tuyến xanh đỏ thôi đã đủ phức tạp rồi, thế nhưng đâu phải chỉ cần lên một tuyến là đến được điểm đích đâu. Đó là lý do bạn phải đổi tàu. Và đây là nỗi khiếp sợ đích thực mang tên mê lộ Tokyo.

Ví dụ: từ sân bay Narita đến sân bay Haneda khi bạn nhìn trên bản đồ sẽ không có tuyến chạy thẳng đến hai điểm. Thế nhưng nếu sử dụng 3 tuyến sau:

Keisei-sen (京成線)→Asakusa-sen (浅草線)→Keihin kyuko-sen  (京浜急行線)

Thì bạn vẫn đến được nơi như mong muốn, chỉ là khá tốn thời gian và nguy cơ bạn lọt thỏm giữa một nhà ga lớn mà không tìm đúng tàu để lên rất cao. Vì thế, hãy tải những Apply hỗ trợ đổi tàu trong trường hợp bạn không thể xem bản đồ tàu điện nhé. Hoặc hỏi nhân viên nhà ga cũng là một ý tưởng hay trước khi bạn quyết định “đi” theo bản năng đấy.

Cùng một tuyến đường sắt nhưng lại phân nhánh 

Cụ thể là tuyến JR Chuo-sen dẫn đến ga Tachikawa, từ đây bạn có thể lên tàu đi Hachioji. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là một phần của tàu đi Hachioji đó lại tách ra giữa chừng để hướng đến ga Oume thay vì đến Hachioji.

Vì thế có rất nhiều hành khách, trong đó có cả người Nhật nhầm lẫn và cứ đi mãi, đi mãi… mà chẳng đến được Hachioji…

Nếu có thể, hãy chọn đường thẳng, đừng đổi tàu 

Dưới đây là sơ đồ thiết kế bên trong ga Otemachi

Ảnh: http://www.fel.t.u-tokyo.ac.jp/istu/Otemachistationmap.pdf

Chỉ là một nhà ga mà lại rộng và phức tạp đến thế. Tuy nhiên đây vẫn chưa là gì so với ga Tokyo và Shinjuku đâu.

Vì thế dù có tiết kiệm được ít tiền đi nữa thì những lúc gấp gáp, khuyên bạn nên tránh đổi tàu ở ga Otemachi thì tốt hơn.

Trên đây là sơ lược về nỗi ám ảnh mê lộ Tokyo. Trên mặt đất đã rối như vậy, dưới lòng đất cũng không vừa chút nào.

Thêm một lời khuyên nữa cho các bạn đó là cửa ra của các ga cũng là một quá trình tìm tòi và ghi nhớ, vì vậy khi muốn tìm đúng cửa ra, hãy dừng lại một chút khi bước ra khỏi tàu để quan sát bảng chỉ dẫn, hoặc dùng Google Map để định hình lối ra đã. Vì nếu xuống một ga lớn bạn sẽ rất vất vả khi lỡ di chuyển ra nhầm cổng.

Chúc các bạn sớm trở thành những Master đường sắt tại Tokyo !!!

Kengo Abe 

Hết Tàu điện đến Máy bán hàng tự động, người Nhật “cuồng”Pikachu đến mức nào?

Sau 23 năm, Nhật Bản mới tử hình kẻ đứng đầu giáo phái gây ra vụ khủng bố tàu điện ngầm

Giả thuyết rùng rợn về những bóng đen xuất hiện trên đường tàu Hibiya

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: