Công nghệ vũ trụ mới của Nhật là ứng dụng lại của vật dụng vô cùng quen thuộc này

Bạn có biết đây là gì không?

Ảnh https://www.fnn.jp/posts/00405255CX

Đây là khoang chứa (Capsule) đã được Nhật Bản phóng vào vũ trụ để đem các mẫu vật đã được thí nghiệm từ trạm không gian quốc tế (ISS) trở về.

Sau khi rời khỏi trạm đích ISS, khoang chứa này bay vào khí quyển và đáp xuống biển trong tình trạng nhiệt độ rất cao. Vấn đề đặt ra là, với nhiệt độ này, những mẩu vật bên trong khoang sẽ bị hỏng, trong khi điều kiện là phải đưa các mẩu vật này trở về Trái đất an toàn.

Do đó, khoang chứa đặc biệt được chế tạo bằng công nghệ tân tiến nhất của Nhật Bản, dù vỏ khoang lên đến 2000 độ thì bên trong vẫn giữ được nhiệt độ ổn định 4 độ.

Công nghệ này hiện tại chỉ có ở Nga và Nhật.

Ảnh https://www.fnn.jp/posts/00405255CX

Thực tế, đây là công nghệ được sáng tạo từ một công ty tư nhân Nhật Bản, với chuyên môn không hề liên quan đến công nghệ hiện đại hay công nghệ vũ trụ. Bạn có đoán ra được không?

Các bạn chắc chắn có biết đến rồi, à không, biết đâu bạn cũng đang sở hữu trong nhà mình đấy.

Đúng vậy, công nghệ này được dùng lại từ kỹ thuật chế tạo một đồ dùng gia đình rất phổ biến.

Ảnh https://www.become.co.jp/kitchen/pid/1434446677/

Đó chính là bình nóng lạnh.
Dù nhiệt độ bên trong nóng hay lạnh, bình có khả năng giữ nguyên nhiệt độ ban đầu của vật được chứa bên trong.

Việc chế tạo khoang chứa này được giao lại cho công ty lâu đời chuyên phụ trách sản xuất bình nóng lạnh, Tiger.

Khoang chứa đã đáp thành công trên Thái Bình Dương và được thu hồi về an toàn. Nhiệt độ của mẫu vật không hề bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên bên ngoài khoang chứa.
Kể từ nay, những mẫu vật từ trạm không gian quốc tế có thể được đem về Trái Đất nghiên cứu bằng cách này.

Không thể ngờ công nghệ nội địa với quy mô quốc gia này lại có thể được ứng dụng trong công nghệ vũ trụ. Đúng là tầm nhìn của người Nhật quả không đùa được đâu !

Kengo Abe

Nhật Bản thử nghiệm xe buýt tự chạy- Tham vọng đưa công nghệ tự động đến toàn thế giới

Nhật Bản thất bại trong sứ mạng thu gom rác vũ trụ bằng lưới đánh cá

Du lịch vũ trụ?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: