Tương lai trẻ em Nhật sẽ tận hưởng nền giáo dục không phải đến trường
Sau Tết, đối với học sinh, sinh viên, một trong những điều kinh khủng nhất chính là phải quay trở lại trường học. Thế nhưng biết làm sao được, ai mà chẳng phải đi học.
Cũng chưa hẳn, có một số trẻ em nghèo không đủ tiền đi học, hoặc vì một số lý do sức khoẻ không được phép đến trường. Vì vậy chúng buộc phải học trong phòng bệnh. Ước mơ của những đứa trẻ này đơn giản là được ngồi cùng một lớp học với bạn bè.
Để những đứa trẻ như vậy không phải học tập trong cô đơn, người Nhật đã phát triển một mô hình giáo dục mới thông qua dự án có tên “OriHime”.
Ảnh https://robotstart.info/2016/07/07/orihime-new_release.html
Giải thích về cái tên OriHime. Đó là tên của con Robot trong hình.
Với một chiếc Camera, động cơ, mic và speaker, người sử dụng chỉ cần ngồi yên trên giường bệnh, điều khiển Robot đã có thể giao tiếp với những người khác.
Nhật Bản yêu cầu giáo dục bắt buộc từ năm 6 tiểu học đến năm 3 trung học.
Trẻ em có quyền được tận hưởng giáo dục và nghĩa vụ của cha mẹ là phải đưa trẻ đến trường. Chính bởi vì vậy, trong một số trường hợp bất khả kháng, trẻ không thể đến trường do bệnh tật, giáo viên phải thường xuyên đến bệnh viện, trò chuyện với các em về những hoạt động trường lớp, chia sẻ hình ảnh cho các em để trẻ không cảm thấy cô đơn, xa cách khi quay lại trường.
Tuy nhiên với công nghệ OriHime, trẻ có thể dự lớp trong thời gian thực. Chúng có thể trò chuyện với thầy cô, bạn bè như thể đang hiện diện ở đó. Những biểu cảm trên gương mặt cũng được truyền tải đầy đủ.
Cánh tay được lắp đặt trong động cơ cho phép trẻ giơ tay phát biểu câu hỏi của giáo viên. OriHime có kích thước nhỏ, có thể tham dự các sự kiện của trường mà không gây trở ngại cho những người khác.
Ảnh https://robotstart.info/2015/06/23/robot-introduction-orihime.html
Nhờ đó, trẻ không chỉ được cung cấp kiến thức, môi trường trao đổi mà còn được tận hưởng đầy đủ những hoạt động ngoài trời mà không cần phải rời khỏi giường bệnh.
Người phát triển Robot OriHime là Yoshifuji Kentarou.
Ảnh https://bizpow.bizocean.jp/edge/orihime/
Yoshifuji đã từng trải nghiệm 3 năm không thể đến trường. Ở Nhật, có rất nhiều hoàn cảnh tương tự, những đứa trẻ bị mắc bệnh hoặc là nạn nhân của bắt nạt học đường, phải trải qua một thời gian dài phục hồi cả về thể chất và tâm lý mới có thể quay lại trường học. Theo thống kê, có khoảng 134,000 đứa trẻ ở Nhật không đi học, trong đó 60% do những nguyên nhân kể trên.
Yoshifuji ôm ấp dự định hỗ trợ những đứa trẻ gặp phải hoàn cảnh tương tự có thể tận hưởng nền giáo dục thân thiện và bình đẳng. Từ đó mà OriHime ra đời.
Không chỉ trên lĩnh vực giáo dục, Yoshifuji đang phát triển OriHime để phù hợp với môi trường làm việc.
Anh cũng chính là người mở quán cà phê đặc biệt, sử dụng Robot OriHime để hỗ trợ những người không có khả năng vận động có thể ra ngoài làm việc. Mắc phải những căn bệnh liên quan đến hệ vận động, cuộc đời người bệnh phải dính liền với chiếc giường bệnh viện, rất dễ lâm vào trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác.
Chính vì vậy, việc sử dụng OriHime là biện pháp giúp những người này có thể giao tiếp với xã hội, đồng thời đích thân làm được điều gì đó có ích cho xã hội. Điều này rất có ích cho lộ trình điều trị của họ.
Anime thường xây dựng hình ảnh Robot lạnh lùng hiếu chiến, nhưng thực tế, người Nhật đang phát triển Robot trở thành công cụ thực sự hữu ích cho con người và có tính nhân văn.
Kengo Abe
Khách sạn sa thải hơn 100 nhân viên robot vì ăn hại
Nhật Bản thử nghiệm robot hỗ trợ người dân ở tòa thị chính
Nhật Bản chế tạo Robot thú cưng kiểu mới giúp bạn giảm Stress và cảm thấy được yêu thương hơn