Hiện đại, phát triển hay lệch lạc, biến chất – Hiện tượng công nghệ hoá trong vấn đề tôn giáo ở Nhật
Tại cố đô Kyoto có một ngôi chùa tên là Takadaiji, nơi đây độc đáo bởi Quan Âm Android với chi phí lên tới 1 triệu Yên đầu tiên trên thế giới.
Bao gồm cả bệ ngồi, mô hình Quan Âm cao 1.95m và rộng 90cm. Ông Ishiguro Hiro, một nhà nghiên cứu Robot nổi tiếng thường xuyên xuất hiện trên truyền hình Nhật Bản cho hay mô hình có kích cỡ tương đương người thật.
Dưới sự điều khiển của hệ điều hành Android, Quan Âm có thể truyền giảng Kinh Phật cho những tín đồ Phật giáo.
Hiện tại đây chỉ là ý tưởng do đó mô hình mới bao gồm bộ khung máy móc, tuy nhiên những cử động và giọng nói sau khi thử nghiệm cho thấy kết quả khả quan, mượt mà, không có lỗi kỹ thuật.
Hình ảnh này có làm bạn liên tưởng đến bộ phim Ex_Machina không?
Ảnh http://riotheatre.ca/movie/ex-machina/
Với sự ra đời của Quan Âm Android, có thể thấy Phật giáo ở Nhật đang phát triển theo hướng công nghệ hoá. Sự hiện đại này quả nhiên rất đáng được tuyên dương, thế nhưng lại đem lại chút cảm giác không hợp. Tôn giáo là nơi cho con người đức tin, mang người ta về lại với những giá trị truyền thống giữa nhịp sống xô bồ của một xã hội bị bao vây bởi các phát minh công nghệ. Nếu ngay cả tôn giáo cũng “công nghệ hoá” như thế này, cảm giác có chút ngột ngạt khó thoát ra được.
Bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Kengo Abe
Ni cô Nhật Bản: lấy chồng và sinh con để duy trì truyền thống Phật Giáo
Nỗi buồn của Phật giáo ở Nhật Bản