Nhắc đến khoa học vũ trụ phải kể đến Mỹ và Nga, nhưng cũng đừng bỏ qua những thành tựu quan trọng của người Nhật

Đã 50 năm kể từ khi người Mỹ lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Với công nghệ hiện nay, việc di chuyển đến mặt trăng đã không còn là chuyện quá khó khăn. Dự đoán dịch vụ đưa người lên mặt trăng sẽ sớm được phát triển. Không riêng gì các phi hành gia mà người thường cũng sẽ có cơ hội vượt không gian thám hiểm mặt trăng.

Nói về khoa học vũ trụ, Mỹ và Nga là hai nước đi đầu. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc cũng có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ không gian. Trong khi Mỹ vẫn đang bận rộn xây dựng lực lượng vũ trụ để chinh phục những điều kỳ bí mà con người vẫn chưa biết được bên ngoài hệ ngân hà rộng lớn.

Đứng trước những người khổng lồ, đội ngũ nghiên cứu về khoa học vũ trụ của Nhật vẫn còn rất nhiều hạn chế. Tuy vậy, người Nhật cũng có những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực này.

Tên lửa H2A

Ảnh https://www.sankeibiz.jp/business/news/180228/bsc1802280500007-n1.htm

Tên lửa H2A có tỉ lệ phóng thành công 97,4%, tính đến nay đã thành công liên tiếp 32 lần. Quả là một thành tích đáng nể. Rất nhiều quốc gia dù không thể chế tạo tên lửa nhưng vẫn có thể phóng vệ tinh nhân tạo nhờ mua lại H2A của Nhật.

Đưa vệ tinh định vị toàn cầu Michibiki vào không gian

Ảnh http://qzss.go.jp/overview/services/sv01_what.html

Hệ thống định vị toàn cầu GPS hoạt động dựa trên vệ tinh của Mỹ. Tuy nhiên Nhật Bản không muốn quá phụ thuộc vào GPS của Mỹ, đồng thời với mục đích tăng cường năng lực phòng thủ, Nhật Bản đã tự mình phóng vệ tinh định vị riêng. Michibiki cũng được đánh giá sẽ hỗ trợ rất lớn cho vệ tinh của Mỹ hoàn thiện GPS tại các địa hình núi non hiểm trở và nhiều nhà cao tầng.

Chiến dịch này được tiến hành vào tháng 1 năm 2018, hệ thống Michibiki với tổng cộng 4 vệ tinh, có khả năng khắc phục các lỗi thường gặp trong hệ thống GPS.

Nhật Bản dự định tăng cường số vệ tinh trong hệ thống lên con số 7, tuy nhiên với khả năng hiện tại, sai sót định vị giảm xuống còn vài cm, có thể sử dụng hiệu quả với xe lái tự động.

Thang máy không gian

Ảnh https://www.obayashi.co.jp/recruit/shinsotsu/challenge/spaceelevator.html

Với sự phát triển của công nghệ thời nay, ra khỏi vũ trụ bằng tên lửa có vẻ đã cổ lổ sỉ. Công ty xây dựng Obayashi đã cho ra đời dự án không tưởng, xây dựng thang máy không gian dự kiến hoàn thành vào năm 2050.

Khi đó, việc đến các hành tinh không khác gì đi lên tầng thượng một toà cao ốc cả. Dự tính nhà ga sẽ nằm ở 1/10 khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng, ước tầm 36,000km từ bề mặt trái đất.

Tổng chiều dài dây cáp lên tới 96,000km, xuất phát từ mặt biển.

Những con số cho thấy dự án nghe có vẻ ảo tưởng này không phải là một trò bịp.

Tàu vũ trụ Hayabusha

Ảnh http://www.jaxa.jp/projects/sat/hayabusa2/index_j.html

Tàu vũ trụ Hayabusha được thiết kế phục vụ việc khám phá các tiểu hành tinh nằm ngoài Thái dương hệ, với mục đích sâu xa khám phá những bí mật liên quan đến nguồn gốc sự sống.

Công nghệ có khả năng tiếp cận những tiểu hành tinh di chuyển với tốc độ cao, đồng thời đem được mẫu vật từ đó trở về Trái đất an toàn, chỉ Nhật Bản mới có thể làm được.

Hệ thống phòng không tiên tiến

Hệ thống này bao gồm các tên lửa chống tên lửa đạn đạo có khả năng đánh chặn tên lửa từ quân địch.

Để cản được đường bay của tên lửa đạn đạo không chỉ cần tên lửa có tốc độ và còn phải dự đoán đúng quỹ đạo bay của đối phương, đòi hỏi kỹ thuật rất phức tạp. Hệ thống này hiện nay vẫn cần nhiều thời gian để hoàn thiện tuy nhiên theo nguồn tin gần đây, tiềm lực của Nhật Bản đủ mạnh để ngăn chặn bất kỳ cuộc chiến tên lửa nào.

Khoa học vũ trụ của Nhật hiện tại không quá nổi trội so với Mỹ và Nga, tuy nhiên vẫn đủ mạnh để phục vụ mục đích kinh tế lẫn quốc phòng. Dù nước Nhật vẫn còn rất nhiều hạn chế, nhưng xét về phương diện khoa học kỹ thuật chắc chắn phải khiến cả thế giới phải công nhận.

Kengo Abe

Viễn vông ư? Không đâu, Toyota thật sự đang mở rộng thị trường ra ngoài vũ trụ

Nhật Bản tặng hiện vật cho bảo tàng Vũ trụ đầu tiên của Việt Nam

Thuỷ tinh thiên hà: Cả vũ trụ gói gọn trong 1 quả cầu Chibi

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: