Bạn đã biết gì về AED – Thiết bị cấp cứu tại chỗ của thế kỷ 21?
Trên đường phố Nhật, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các tủ màu canh ghi dòng chữ AED như dưới đây. Đây là gì vậy nhỉ?
Ảnh: https://www.hokuyo-keibi.co.jp/services/aed.html
Giả sử tình huống, bạn đang đi bộ đến nhà ga, thì có một người đi gần bạn đột nhiên ngã xuống bất tỉnh. Trong trường hợp này bạn sẽ làm gì.
Ở Nhật Bản, người dân sẽ bấm ngay 119 để gọi xe cấp cứu đến. Tuy nhiên phải mất vài phút xe mới đến được nơi cứu nạn. Lúc này, bệnh nhân đang đấu tranh từng giây để giành lấy sự sống.
Tình thế cấp bách, sự giúp đỡ ngay tại tức thì có thể thắp lên 1 tia hy vọng để cứu sống bệnh nhân.
Vì vậy, ở nhiều nơi từ công viên đến đường phố, nhà ga đều lắp đặt một thiết bị gọi là AED.
Hay còn gọi là máy khử rung tim tự động hay máy sốc rung tim tự động.
Theo wikibooks cho biết,
“Khử rung tim là một phần quan trọng của kĩ thuật hồi sức. Cơ hội sống của một nạn nhân rung tim (rung tâm thất hay nhịp nhanh thất) chiếm 90% nếu khử rung tim kịp thời, và giảm 10% mỗi phút không khử”.
Bất cứ khi nào cũng có khả năng ai đó xung quanh bạn ngã xuống vì truỵ tim.
Vì vậy hãy nhớ cách sử dụng AED, sau đó dạy cho những người thân của bạn.
1.Gọi lớn
Vừa lắc nhẹ bệnh nhân, vừa gọi họ.
Nếu bênh nhân không có phản ứng gì, lập tức chuyển qua bước tiếp theo
Ảnh: philips.co.jp
2.Gọi xe cấp cứu và tìm AED
Tình huống nguy cấp, một mình bạn không thể vừa gọi xe cấp cứu vừa chạy đi tìm AED được nên hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người xung quanh.
Ảnh: philips.co.jp
3.Kiểm tra hô hấp
Quan sát bụng và ngực trong 10 giây để kiểm tra hô hấp.
Nếu thấy bệnh nhân không có dấu hiệu hô hấp hoặc hô hấp khó khăn, hãy sang bước tiếp theo
Ảnh: philips.co.jp
4.Hô hấp nhân tạo
Dùng 2 tay ấn mạnh vào giữa lồng ngực 100 đến 200 lần. Mỗi lần nhấn xuống khoảng 5cm. Trường hợp người cao tuổi có thể anh hưởng đến xương. Nhưng tim vẫn phải được ưu tiên hơn xương.
Ảnh: philips.co.jp
5. Sử dụng AED
Ảnh: philips.co.jp
Tháo máy ra khỏi vỏ, bật nguồn. Lời nói từ máy AED sẽ chỉ dẫn bạn từng bước, như cởi áo, dán miếng đệm vào ngực bênh nhân. Trên AED sẽ xuất hiện các vị trí hướng dẫn bạn nơi đặt đệm.
Ảnh: philips.co.jp
Sau đó AED sẽ phân tích thông qua điện tâm đồ. Nếu cần thiệt máy sẽ hướng dẫn bạn thực hiện Shock điện.
Lúc Shock điện, lưu ý không ai được sờ vào người bệnh nhân.
Ảnh: philips.co.jp
6. Hô hấp
Tiến hành hô hấp nhân tạo một lần nữa như bước 4
Ảnh: philips.co.jp
Để dễ dàng hình dung, hãy xem qua Video hướng dẫn nhé!
Nhờ AED, việc Shock điện sẽ được hệ thống phán đoán và dễ dàng thực hiện nếu cần thiết.
Vì thế người không có kiến thức chuyên môn cũng có thể xử lý được.
Nhanh một giây cũng có thể cứu được một mạng người.
Vì thế các bạn đang sống ở Nhật hoặc các nước có lắp đặt đặt AED, hãy trang bị kiến thức cho mình để lúc nào cũng có thể sẵn sàng “ra tay” nhé!
Kengo Abe
Bên trong khu phố đèn đỏ có một bệnh viện, nhiệm vụ của bệnh viện là…