SASHIKO – KỸ THUẬT MAY VÁ TRUYỀN THỐNG CỦA NHẬT BẢN

Ngày nay, kỹ thuật thêu Sashiko đã khẳng định vị thế của mình trong thời trang cao cấp, nhưng bạn có biết, Sachiko bắt nguồn từ những người lao động nghèo với mục đích tiết kiệm vải? Cùng tìm hiểu thêm về Sachiko trong bài viết này với Japo nhé!

Sashiko là một hình thức thêu truyền thống của Nhật Bản sử dụng đường khâu cơ bản để tạo thành hoa văn. Các hoa văn bao gồm các đường khâu thẳng hoặc cong lặp đi lặp lại. Từ Sashiko (刺し子) trong tiếng Nhật có nghĩa là “vết đâm nhỏ”, dùng để chỉ các mũi khâu nhỏ được sử dụng trong hình thức may vá này.

LỊCH SỬ CỦA SASHIKO

Sashiko xuất hiện vào thời Edo (1615 – 1968). Ban đầu, Sachiko được các gia đình nông dân, đánh cá sử dụng để sửa chỗ sờn rách trên quần áo hoặc gia cố, làm ra những chiếc áo dày 2 lớp. 

Vào thời đó, vải vóc khá đắt đỏ, vải Cotton đặc biệt khan hiếm ở miền Bắc Nhật Bản. Trong hoàn cảnh đó, khâu vá là một kỹ năng quan trọng giúp người xưa sống sót qua mùa Đông lạnh giá. 

Đến thời Minh Trị (1868 – 1912) Sashiko đã phát triển trở thành một nghề thủ công có tiếng. Quần áo của lính cứu hỏa (Hikeshibaten) của thời Edo và Minh Trị cũng được may bằng kỹ thuật Sashiko. Những bộ quần áo này sẽ được may hình rồng – biểu tượng của quốc gia và lòng dũng cảm. 

Ảnh http://www.costumemuseum.jp/collection/j_isho/j146.html

Từng có một thời gian Sashiko bị “hắt hủi”, vào thế kỷ 20, khi người Nhật bắt đầu mặc quần áo phương Tây, họ không thích Sashiko nữa vì nó khiến họ nhớ về hoàn cảnh nghèo khó ngày xưa. Tuy nhiên, Sashiko đã dần trở nên phổ biến trở lại. Nhiều người xem Sashiko như một thú chơi thủ công, người nước ngoài khi biết về Sashiko cũng cảm thấy rất thích thú. Ngày nay có nhiều lựa chọn về vải và màu sắc hơn nhưng vải màu chàm vẫn được ưa thích hơn cả. 

NGUYÊN LIỆU CỦA SASHIKO 

Sashiko truyền thống sử dụng vải nhuộm chàm và chỉ màu trắng. Lý do sử dụng vải màu chàm được cho là vì chàm dễ trồng và màu này sẽ giúp bảo vệ họ khỏi côn trùng. 

 Vải lanh hoặc cotton hoặc vải lanh pha thường thuận lợi hơn cho việc dệt kim và tạo nên một bộ quần áo ấm áp, cách nhiệt nhờ các túi khí. 

Loại chỉ riêng dành cho Sashiko

Ảnh https://www.seamwork.com/magazine/2016/04/sashiko

Phong cách thêu Sashiko được chia thành các loại như: Moyozashi, Hitomezashi, Kogin, Shonai… trong đó, Moyozashi và Hitomezashi là hai loại chính. 

Ảnh https://www.pinterest.com.au/popsyau/sashiko-moyazashi/

Với Moyozashi, các mũi khâu không bao giờ chạm nhau và luôn có khoảng cách. Họa tiết của Moyozashi thường là đường cong hoặc zig zag. 

Ảnh https://www.yiranduan.com/craft-kits/hitomezashi-sashiko-pattern-collection-no2-4-coasters-kit

Hitomezashi có họa tiết là các đường ngang, dọc hoặc chéo. Các họa tiết sẽ giao nhau vào bắt chéo. Hitomezashi thường được ứng dụng trong sửa chữa quần áo. 

Ảnh http://thesandalwoodbox.blogspot.com/2017/12/kogin-embroidery.html

Ảnh https://trc-leiden.nl/trc-needles/regional-traditions/east-asia/japan/shonai-sashiko

Ảnh https://japanobjects.com/features/sashiko

Cảm hứng cho các thiết kế Sashiko truyền thống thường đến từ thiên nhiên, chẳng hạn như mây, gợn sóng, hoa lá hoặc ngôi sao, hình vuông, hình tam giác và hình tròn lồng vào nhau. Mỗi kiểu hoa văn có lịch sử và ý nghĩa riêng. Hình hishi (kim cương) thường được sử dụng khi trang trí nhà ở Nhật Bản. Hình Kikko lục giác được coi là biểu tượng của sự may mắn… 

Ngày nay, Sashiko được sử dụng làm họa tiết cho khăn tay, quần áo, balo, … và trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Sashiko sử dụng các đường may rất đơn giản, ai cũng có thể làm được. Nếu bạn đang muốn tìm một việc gì đó để làm trong kỳ nghỉ dịch này, Sashiko có vẻ là một lựa chọn thú vị đấy! 

LINH
Xem thêm: