Con dấu ở Nhật

Con dấu là một dụng cụ hình trụ làm bằng gỗ nhỏ bằng ngón tay, khắc tên của gia đình, dùng mực đỏ đóng vào bề mặt giấy.

Nếu đã từng sống và làm việc tại xứ sở Mặt trời mọc hẳn ai cũng biết sự thịnh hành của con dấu trong đời sống người Nhật.

Khi đi đăng ký thẻ ngân hàng, hay giấy tờ tùy thân khác thay vì dùng chữ ký để ký xác nhận, người ta dùng con dấu.

Người ta phân biệt con dấu dựa vào tên của mỗi người, được viết bằng Kanji, đối với người nước ngoài sinh sống tại Nhật thì bằng chữ Katakana.

Đối với người Nhật, có 3 loại con dấu được sử dụng cho những công việc khác nhau.

  1. Jitsuin (実印): Phải được đăng ký chính thức với chính quyền địa phương. Người Nhật dùng nó trong các loại giấy tờ quan trọng như giấy kết hôn, giấy khai sinh, giấy chứng tử, mua bán xe hơi…
  2. Ginkoin (銀行印): Có hiệu lực trong lĩnh vực ngân hàng. Người Nhật dùng con dấu Ginkoin đã đăng ký để mở tài khoản ngân hàng hoặc thực hiện các giao dịch có liên quan. Khi cần rút tiền tiết kiệm, khách hàng dùng Ginkoin để đóng dấu thay cho chữ ký mẫu
  3. Mitome-in (認印): Được sử dụng trong các công việc trao đổi hàng ngày như giao hàng, xác nhận thư từ, bưu phẩm… Con dấu Mitomein có tính bảo mật thấp, chúng được làm bằng gỗ thường và được bán rộng rãi tại các cửa hàng.

Đối với người nước ngoài, thông thường không thể mua một con dấu có tên của bạn trong cửa hàng bán sẵn (vì chắc chắn khó mà có được), mà chỉ có một cách là đặt hàng làm con dấu riêng cho mình tại Hankoyasan (はんこ屋さん).

Cửa hàng làm con dấu tại Nhật

Tiền công làm con dấu còn được tính theo số kí tự bạn muốn làm, ví dụ như bạn chỉ muốn khắc tên, khặc họ hay khắc đầy đủ cả tên lẫn họ thì sẽ đắt hơn.
Giá của các con dấu cũng có nhiều loại tùy theo yêu cầu của người sở hữu, có con dấu giá chỉ 100 yên nhưng cũng có những con dấu giá đến hơn 10.000 yên.

Hãy làm cho cá nhân mình một con dấu nếu bạn đang ở Nhật, nếu không có dịp sử dụng thì âu cũng là một kỷ niệm tuyệt vời.

Takahashi

Đến thăm quán cafe mèo cosplay cực dễ thương tại Nhật Bản

Bánh Mickey và Minie dễ thương chào đón tháng 12?

“Đã mắt” với những loại bánh ngọt đến từ Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: