Thanh niên “cứng” phá hoại mọi nơi nhưng chỉ chừa cửa hàng tiện lợi, lý do vì sao?

Yankee là tên gọi để chỉ những thanh niên “cứng” có vẻ ngoài bặm trợn thường đi phá làng xóm. Tụ điểm tập trung của Yankee thường là trước Combini, công viên, nhà ga…

Nhiều nhất có thể kể đến đó là trước Combini, vì sau những buổi đi nhậu về, chắc chắn những thanh niên này sẽ ghé qua cửa hàng tiện lợi mở cửa 24 giờ để ăn mì, đi vệ sinh hay thậm chí là…ói. Việc này, gây phiền toái không ít cho nhân viên cửa hàng và người dân sống xung quanh.


Vậy nên, các khu vực công cộng thường được lắp đặt một hệ thống đặc biệt nhằm “xua đuổi” những thanh niên Yankee và giữ gìn trật tự khu phố. Bạn có biết tên của hệ thống này?

Đó là モスーキトノイズ (Mosukito Noizu) hay còn gọi là “Tiếng ồn đuổi muỗi”. Lợi dụng quy tắc máy đuổi muỗi, thiết bị này hoạt động theo cơ chế sử dụng tầng số sóng âm chỉ có người trẻ tuổi nghe được để họ tránh xa một khu vực.

Cũng như từng loài động vật, ,mỗi độ tuổi của con người có mức độ tầng số âm thanh tương ứng. Bạn có thể kiểm tra độ tuổi của tai qua bài Test âm thanh dưới đây.

Tầng số trung bình con người có thể nghe được là 20 Hz đến 20 KHz. Càng cao tuổi, thính lực càng suy giảm, từ 30 tuổi trở đi người ta sẽ không thể nghe được âm thanh có tầng số 17 KHz. Tiếng muỗi kêu cũng nằm trong khoảng tầng số 17 KHz này.

Những người trẻ dưới 30 tuổi sẽ dễ dàng nghe rõ âm thanh ở tầng số này, nên nếu nghe lâu sẽ rất khó chịu và gây tổn thương tai. Vì vậy, trong khi người cao tuổi chẳng hề hấn gì thì người trẻ lại vật vã với sự ồn ào chói tai, nên tốt hơn là phải tránh xa càng nhanh càng tốt.

 

“Máy đuổi Yankee” được lắp chủ yếu ở công viên, trước cửa hàng tiện lợi, khu chung cư, nhà ga, đền Thần, trung tâm mua sắm…

7 năm trước, trong cộng đồng học sinh Nhật xôn xao một câu chuyện. Một học sinh lợi dụng sóng âm để qua mắt thầy giáo để sử dụng điện thoại di động trong lớp. Vì thầy giáo đã cao tuổi nên không nghe được tiếng bíp bíp của điện thoại nên vẫn thản nhiên giảng bài, trong khi cậu học sinh lại thoả thích sử dụng điện thoại mà không bị phát hiện.

Thế là thời gian đó, nhiều học sinh đã bắt chước theo và thầy cô đã phải đau đầu để giải quyết vấn đề này.
Thật là thông minh quá!

Ngoài ra, bạn có thể biết được tuổi thọ của tai qua ứng dụng tên “耳年齢チェック” (Mimi nenrei checku)  dành cho điện thoại di động nữa đấy.

Thiết bị này nếu được phổ biến ở Việt Nam thì có thể giải tán một số phường bất hảo hay tụ tập rồi! Tốt quá.

Chee

Đây là lý do tại sao iPhone Nhật không thể tắt được âm thanh khi chụp hình
Âm thanh mát mẻ
Âm thanh 3D
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: