Nghĩa trang công nghệ cao – hình thức mai táng mới trong cuộc sống hối hả của người Nhật

Xuất phát từ chi phí chôn cất đắt đỏ và cuộc sống bận rộn, người Nhật đã nảy sinh nhu cầu xây dựng những nghĩa trang tự động.
Những miếng đất nghĩa trang đắt đỏ và lối sống hối hả khiến cho nhiều người Nhật tại những thành phố lớn lựa chọn những tang lễ rẻ hơn, tiện lợi hơn, và tự động hóa – thay thế cho những hình thức đám tang truyền thống.

Bàn thờ tại nghĩa trang Tokyo Gobyo được tái hiện bằng hình ảnh trong máy tính bảng cùng những bông hoa tang.

The Tokyo Gobyo là một cơ sở đáp ứng điều đó. Tòa nhà 5 tầng tọa lạc gần nhà ga Machiya phía Bắc thủ đô, được quản lý bởi Komyoji – ngôi chùa có trụ sở chính nằm ở phía Tây quận Gifu, Nhật Bản.

Một hệ thống tự động lấy hũ đựng hài cốt chính xác từ ngăn xếp kệ và gắn nó vào một bàn thờ trong một gian riêng.

Ghé thăm tòa nhà này, nơi lưu giữ khoảng 7000 hài cốt, du khách có thể tỏ lòng hiếu kính của mình đối với người đã khuất của họ bằng cách quẹt thẻ căn cước của mình qua bảng điều khiển cảm ứng tại một trong tám gian nhà tang lễ.

Thao tác này kích hoạt một hệ thống thu hồi tự động tìm thấy hũ đựng hài cốt chính xác và đưa tới bàn thờ. Ở đó, hũ hài cốt được bao bọc bởi một màn hình máy tính bảng hiển thị hình ảnh của người quá cố, một vòi nước gợn sóng nhẹ nhàng và hoa tươi.

Tatsunori Ohora, giáo sĩ chịu trách nhiệm giám sát điều hành cơ sở mai táng được khai trương vào năm 2009 nói rằng sự phổ biến của dịch vụ sẽ thúc đẩy ngôi chùa xây dựng thêm hai cơ sở nghĩa trang tương tự tại khu vực Tokyo.

Ông cũng cho rằng: “Các khách hàng chỉ tốn khoảng 30 phút để di chuyển, đến thăm người thân sau khi đi mua sắm hoặc ghé ngang trên đường về nhà sau một ngày làm việc.”

Ông nói thêm: “Nếu người dân không ngại đi xa, có những khu đất chôn cất rẻ hơn ở ngoại ô hay vùng nông thôn, nhưng có vẻ những người ở thành phố thì thích sự tiện lợi.”

Không gian để lưu trữ một hũ đựng hài cốt có giá 980,000 yên (195 triệu đồng), trong khi đó một không gian nhỏ hơn, với kích thước chỉ bằng một nửa có giá 530,000 yên (105 triệu đồng). Khách hàng cũng được yêu cầu trả thêm 10,000 yên (2 triệu đồng) mỗi năm cho phí bảo trì và quản lý.

Mặt khác, giá trung bình cho một mảnh đất chôn cất và bia mộ ở Tokyo có giá vào khoảng 2.6 triệu yên, theo Kamakura Shinsho, một công ty chuyên về dịch vụ đám tang trên Internet.

Một hũ đựng tro cốt được đặt trên một bàn thờ. Ảnh: Tokyo Gobyo.

Ông Ohora nói rằng khoảng 60-70% khách hàng là người có người thân đã khuất, 20% tiếp theo là những người di chuyển phần mộ của gia đình từ vùng nông thôn về nơi gần họ hơn. Còn lại là phần đặt chỗ trước từ những người đã tiên liệu chuyện hậu sự.

Mặc dù dân số Nhật Bản đang trên đà suy giảm, nhưng tại các thành phố lớn, đặc biệt là Tokyo, dòng người nhập cư vẫn đang tràn vào. Tính đến tháng 10, số người sống ở thủ đô là 13,62 triệu – chiếm 10,7% tổng dân số Nhật Bản. Dân cư ở Tokyo cũng đang già đi; có tới 22.9% trong số đó trên 65 tuổi. Ohora cho biết ông tin rằng nhu cầu về nơi an táng sẽ tiếp tục gia tăng trong hai thập kỷ tới.

Nhiều ngôi chùa đang cố gắng thích nghi với thay đổi của Tokyo. Theo truyền thống, khi người Nhật mất đi, hài cốt được lưu trữ trong những chiếc bình đựng trong các khu lăng mộ của dòng họ và được truyền lại qua các thế hệ. Người thân của họ có trách nhiệm trả phí cho nhà thờ địa phương để bảo tồn.

Nhưng dân số đang suy giảm cũng có nghĩa nhiều ngôi chùa ở khu vực nông thôn đang phải vật lộn để tồn tại.

Chính Komyoji bị buộc phải di chuyển từ vị trí trước đây ở phía tây tỉnh Shiga, khi số “danka”, các hộ gia đình ủng hộ ngôi chùa Phật giáo về tài chính để đổi lấy các dịch vụ tinh thần, giảm xuống còn khoảng 10 hộ.

“Không thể nào ngôi chùa tồn tại chỉ với 10 danka”, ông nói.

Tu sĩ Phật giáo Tatsunori Ohora giám sát điều hành các nghĩa trang tự động của Komyoji. Ảnh: Tokyo Gobyo

Komyoji sau đó xây dựng một ngôi chùa mới ở Gifu, nơi có khoảng 300 hộ gia đình danka. Tuy nhiên, khi sự giảm thiểu dân số ảnh hưởng tới khu vực này, người ta phải tìm cách kiếm thêm nguồn thu nhập. Đó là lí do tại sao chùa Komyoji mở ra thêm các chi nhánh ở Tokyo và Kyoto.

Kể từ khi mở nghĩa trang kiểu mới đầu tiên ở Machiya tám năm trước, Komyoji đã cho bảo trì những nghĩa trang mới khoảng ba năm một lần. Một nghĩa trang mới ở Tokyo sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 9, sử dụng công nghệ và bí quyết tích lũy qua nhiều năm.

“Thời đại thay đổi và chúng ta không thể quay lại quá khứ, vì vậy tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải tiếp cận những cách thức hiện đại để tôn thờ người đã khuất,” ông nói.

Theo Kenh14.vn

Không kèn không trống, người Nhật trầm mặc tiễn đưa linh cửu người đã khuất về trời

Người Việt Nam quẫy tới bến, người Nhật khóc lóc đầm đìa trong lễ cưới

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: