Bí ẩn về cái lỗ to dần trong chiếc bánh huyền thoại mà trẻ em Nhật Bản nào cũng ghiền
Là trẻ con ai chả thích ăn vặt. Những món ăn vặt gắn liền với 8x, 9x Việt Nam như kẹo son môi, bột nổ, bánh con cua, ngũ vị hương… chắc chắn là những hương vị không thể nào quên. Bây giờ nếu vô tình gặp ai đó bán những món này trên đường, những ký ức tuổi thơ sẽ ùa về.
Ở Nhật cũng thế, có những món tôi đã ăn từ bé, đến bây giờ vẫn còn được bán. Đã 40 năm trôi qua, có những loại đã ngừng sản xuất, hoặc bị thay đổi về vị và thiết kế, tuy nhiên trong số đó có một món ăn vặt không hề thay đổi một chút nào.
Đó chính là bánh cây gậy.
Ảnh https://withnews.jp/article/f0150207001qq000000000000000G0010801qq000011501A
Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2148715909618842001
Giá của bánh này là 10 Yên/1 cái. Đặc biệt, giá này vẫn được giữ nguyên từ năm 1979 đến nay.
Bạn có thể chọn rất nhiều loại mùi vị khác nhau. Đến nay vẫn có nhiều người mua loại bánh này về làm quà khi đi chơi xa.
Bánh cây gậy rất được ưa chuộng, do đó không ngạc nhiên khi mỗi năm người ta có thể bán được tận 510,000,000 cái. Trung bình 1 ngày bán được 1,400,000 cái, những con số thật khổng lồ phải không các bạn?
Bạn có thắc mắc tại sao giá của chiếc bánh kia không thay đổi theo thời giá không? Hãy cùng tìm hiểu một chút về lịch sử của nó nhé.
Bánh cây gậy chính thức được tung ra thị trường vào năm 1979. Đó là thời kỳ khủng hoảng giá dầu. Giá dầu tăng dẫn đến rất nhiều mặt hàng khác lên giá (do cần dùng dầu để vận hành máy móc trong nhà máy), bánh kẹo cũng không ngoại lệ.
Trong thời kỳ mà bánh kẹo có giá rất cao, một công ty đã nảy ra ý tưởng sản xuất ra sản phẩm thân thiện với túi tiền và có thể trở thành bạn thân không bao giờ phản bội trẻ em, trong thời đại vật giá leo thang này.
Chỉ 10 Yên 1 cái bánh, với 100 Yên bạn đã mua được hẳn 10 cái.
Không những thế, với sự đa dạng về màu sắc và mùi vị, bánh cây gậy nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường lẫn trái tim của rất nhiều bạn nhỏ Nhật Bản lúc này.
Với ý tưởng người bạn thân trung thành, công ty quyết định niêm yết giá cho bánh là 10 Yên 1 cái và sẽ không có sự thay đổi nào khác.
Thế nhưng làm thế nào để sản xuất bánh giá rẻ mà không bị lỗ?
Đó là cả một dây chuyền bí mật đấy. Đầu tiên mời bạn xem qua Video này.
http://www.nicovideo.jp/watch/sm24987945
Cái lỗ ở giữa bánh giúp cho bánh không bị gãy đôi trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên không chỉ có thế…
Trong trường hợp giá nguyên liệu tăng lên, người ta sẽ làm cái lỗ lớn hơn. Nhờ vậy, kích thước bánh không thay đổi nhưng nguyên liệu làm bánh sẽ giảm đi đáng kể.
Nói thêm là bánh cây gậy cũng có rất nhiều phiên bản giới hạn theo vùng đấy nhé.
Ví dụ như vùng Tohoku nổi tiếng với bánh cây gậy vị lưỡi bò của Sendai. Ở Tokyo bánh này lại có vị Monjayaki, ở Shizuoka bánh có vị lươn nướng, ở Kansai đương nhiên phải là vị Okonomiyaki, và bạn sẽ được thưởng thức bánh cây gậy vị Mentaiko ở vùng Kyushu.
Nếu có dịp đi Nhật, hãy thử mua bánh gậy về làm quà cho người thân, bạn bè đồng nghiệp nhé !
Kengo Abe