2 lần hoãn Thế Vận Hội – Có phải Olympics “kỳ thị” Tokyo không?
Tình trạng đình trệ kinh tế vẫn đang tiếp diễn tại Nhật Bản. Thế vận hội Tokyo Olympics dự kiến sẽ được tổ chức trong năm 2020 đã phải hoãn lại do nguy cơ lây nhiễm Virus COVID-19. Tình hình vô cùng đen tối.
Ảnh https://www.afpbb.com/articles/-/3274259?pid=22245797&page=1&yclid=YJAD.1584922265.Bel.A5Gdcq2cUFbgO6KuGkSCFLMA4kec.2ENvwXJwhwlh.Ju8x2An2vx1nbaX0aAnEfL8IByU9pZBzo-
Trở thành chủ nhà Thế vận hội không hề đơn giản, nước chủ nhà phải chi một số tiền khổng lồ trong khoảng thời gian dài trước Thế vận hội. Chỉ riêng chi tiêu quốc gia đã vượt quá 1,6 nghìn tỷ Yên, vì thế Tokyo phải làm việc với mỗi doanh nghiệp để đưa ra khoản tiền phải chi.
Thế nhưng khi Thế vận hội bị hoãn, tất cả trở về số 0. Thiệt hại do chậm trễ lịch trình ban đầu làm phát sinh rất nhiều vấn đề, liên quan đến pháp lý và trách nhiệm. Tuy nhiên lần này, lựa chọn hoãn là không thể phớt lờ.
Việc hoãn, hay tệ hơn là huỷ Thế vận hội không chỉ xảy ra với Tokyo lần đầu tiên. Trong lịch sử, Tokyo đã phải huỷ bỏ Thế vận hội dự kiến diễn ra vào năm 1940.
Mục đích ban đầu tổ chức Thế vận hội 2020 là biểu tượng của việc phục hồi từ siêu động đất sóng thần diễn ra vào năm 2011. Trùng hợp thay, đây cũng là mục đích ban đầu của Thế vận hội năm 1940.
Thế vận hội 1940 bị huỷ bỏ do Chiến tranh thế giới thứ II (chiến tranh) và lần này do Virus COVID-19 (dịch bệnh). Cả hai lý do đều là những khủng hoảng toàn cầu.
Thế vận hội luôn là một nỗi đau đối với Tokyo. Có phải thành phố này bị nguyền rùa không?
Tất nhiên thiệt hại là rất khủng khiếp, không chỉ về vật chất mà cả tinh thần. Rất nhiều vận động viên đã phải luyện tập chăm chỉ trong thời gian dài để có thể trình diễn tốt tại Thế vận hội, hy vọng trở thành niềm tự hào của quốc gia. Thế nhưng trước tình hình hiện tại hoãn lại Thế vận hội là quyết định dễ chấp nhận nhất.
Tôi chỉ hy vọng tình huống xấu nhất là huỷ bỏ Thế vận hội sẽ không xảy ra, như cái cách nó đã xảy ra đối với Thế vận hội năm 1940.
Kengo Abe