Từ giấc mơ thành công khi làm việc ở công ty lớn đến trầm cảm kéo dài
Sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên hy vọng được cống hiến trong những công ty lớn, ngoài ra kiếm được nhiều tiền từ công việc của mình. Dưới đây là Top 10 các doanh nghiệp Nhật Bản mà nhiều sinh viên có nguyện vọng trở thành nhân viên.
Ảnh https://job.career-tasu.jp/2021/guide/study/ranking/1_1.html
1. Bảo hiểm hỏa hoạn Tokio Marine & Nichido (ngành bảo hiểm)
2. Bảo hiểm thiệt hại Sompo (ngành bảo hiểm)
3. Tập đoàn ITOCHU (công ty thương mại)
4. Công ty TNHH bảo hiểm Mitsui Sumitomo (ngành bảo hiểm)
5. Hãng hàng không Nhật Bản JAL (ngành công nghiệp hàng không)
6. Nippon Airways ANA (ngành công nghiệp hàng không)
7. Hãng điện tử Sony (đồ gia dụng, Game, điện ảnh)
8. Tập đoàn Mitsubishi (công ty thương mại)
9. Santory (sản xuất rượu)
10. Toyota(Chế tạo Ô tô)
Nhiều sinh viên cho rằng nếu có “một chân” trong những doanh nghiệp kể trên, họ sẽ được định sẵn con đường dẫn tới thành công. Tôi lại không cho là như vậy.
Xét về tình hình hiện tại, dịch bệnh hoành hành toàn cầu, doanh nghiệp ở vị trí thứ 5,6 là JAL và ANA đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, và chưa thể nói trước điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Nhiều người cho rằng sẽ có sự sát nhập, nhưng khi đó, dù không phá sản, doanh nghiệp sẽ ở trong thế phải cắt giảm nhân sự.
Có nhiều bản tin về cuộc sống khó khăn của những nhân viên đã từng làm việc trong các doanh nghiệp lớn, nhưng vẫn nhuốm một màu đen tối tăm.
Anh A, 49 tuổi, đã thất nghiệp được 2 năm.
Ảnh https://nikkan-spa.jp/1662517?cx_clicks_art_mdl=3_title
Anh đã từng là một nhân viên mẫn cán cho một nhà sản xuất điện tử tiêu dùng, nhưng năm 37 tuổi bị trầm cảm và từ chức. Sau khi dành 1 năm rưỡi trị liệu, anh quyết định tìm kiếm công việc mới, nhưng không tìm được một công ty tốt. Tất cả các công ty đều là doanh nghiệp đen với điều kiện làm việc tồi tệ. Không chỉ nhân vật trong câu chuyện, mà hầu hết những người thất nghiệp trong thời gian dài sẽ rất khó tìm việc. Nếu họ đã ngoài 40, đến cả doanh nghiệp đen cũng không nhận những người này.
Tình trạng tệ hại hơn khi anh A do quá lo lắng cho tương lai mà lại tiếp tục dùng rất nhiều thuốc ngủ.
Anh chia sẻ khi còn đi làm ở doanh nghiệp lớn đã phải nghe lời bàn tán xôn xao của các nhân viên trẻ hơn.
“Tầm tuổi này mà còn là nhân viên tạm thời, cuộc đời như vậy không phải là chấm hết rồi sao?”
“Ai mà hiểu được, tôi có sống như vậy đâu”.
Kể từ đó anh ít đến công ty hơn, và bệnh trầm cảm cũng bắt đầu trầm trọng. Cứ thế anh ở nhà được 2 năm.
Đây là 1 thứ mà anh A luôn giữ gìn, là thông báo thăng chức của công ty điện tử tiêu dùng. Thế nhưng ở hiện tại nó đã chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
Tất nhiên cũng có rất nhiều người thành công tại các công ty lớn, nhưng cũng có không ít thất bại như trường hợp anh A.
Các công ty lớn có hệ thống làm việc từ trên xuống vững chắc, phân công lao động rõ ràng. Trái lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn trong quá trình định hình, và nhiều vị trí phải kiêm luôn vai trò ở những mảng khác. Tuy nhiên cũng tuỳ trường hợp, ví dụ nhân viên kinh doanh của công ty IT phải hiểu biết về lĩnh vực phát triển phần mềm, nếu không sẽ khó mà xử lý các vấn đề phát sinh từ khách hàng. Công ty càng lớn, sự đa nhiệm của nhân viên càng giảm, đây cũng là một bất lợi trong một số tình huống.
Tôi từng làm việc cho một doanh nghiệp ở Shibuya, thời điểm đó NTT Docomo đang tranh đấu cho vị trí dẫn đầu. Tôi đã rất bất ngờ khi có một nhân viên cấp cao từ NTT Docomo đến xin việc ở công ty của tôi. Từ bỏ công việc ở một nơi có 300,000 nhân công, nộp đơn vào doanh nghiệp chỉ có khoảng 60 người, tóm lại anh ấy muốn làm gì ở đây – Tôi đã suy nghĩ như thế, và nhìn nét mặt của người này cũng không được tươi tắn lắm. Khi được hỏi về những điều anh ấy có thể làm, người này trả lời:
“Điều chỉnh nội bộ”.
Thế nhưng ở đây chúng tôi chỉ có 60 nhân viên, không cần đến người điều chỉnh nội bộ, anh còn làm được gì khác không?
Anh ta chỉ im lặng.
Một người không có tự tin chứng minh năng lực của mình, thì làm sao đủ tiêu chuẩn điều chỉnh người khác?
Qua câu chuyện này, tôi không có ý rằng nhắm tới một công ty lớn là điều không nên, nhưng cũng đừng quá thất vọng hoặc quá kỳ vọng vào tầm vóc của doanh nghiệp.
Kengo Abe