Cụ bà 80 tuổi, “nữ hoàng” bảo hiểm và phi vụ lừa gạt 90 tỷ Yên
Mọi người đã mua bảo hiểm chưa nhỉ? Tất nhiên không ai muốn tình huống rủi ro xảy đến với mình, tuy nhiên nếu có bảo hiểm, bạn sẽ được giảm tiền viện phí khi bị bệnh hoặc gặp tai nạn. Nếu ngộ nhỡ qua đời, nhờ có bảo hiểm người nhà sẽ được hỗ trợ một khoản tiền.
Người Nhật có tính lo xa do đó mà tỷ lệ tham gia bảo hiểm nhân thọ rất cao. Thậm chí nhân viên công ty bảo hiểm có thể vào công ty mời mua bảo hiểm dưới sự cho phép của ban quản lý công ty.
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là một nghề rất khó. Nghề này thường được chọn bởi những phụ nữ phải bỏ việc một thời gian để kết hôn, nhưng lại không muốn chỉ ở nhà làm nội trợ. Bởi lẽ nghề này không cần thiết phải ở văn phòng, và có thể làm việc theo tốc độ riêng. Tuy vậy rất khó để cải thiện hiệu quả bán hàng, do đó phần lớn bỏ việc sau vài năm.
Sau đây là phi vụ lừa đảo của một nữ nhân viên Sale bảo hiểm ở top đầu. Cô ấy là nhân viên của Công ty bảo hiểm Dai-ichi Life trong nhiều năm, một công ty bảo hiểm được cho là tốt nhất Nhật Bản.
Người phụ nữ này dù đã quá 80 tuổi nhưng vẫn tiếp tục làm việc.
Ảnh https://times.abema.tv/
Người này đã tận dụng thời gian làm việc lâu năm cùng danh tiếng của mình để thực hiện kỹ xảo phạm tội. Nếu nghe người như vậy nói như thế này, bạn có tin không?
“Tôi là người đứng đầu ngành kinh doanh Bảo hiểm, bạn nên cọc tiền bảo hiểm để nhận lãi suất cao hơn”.
Tất nhiên người nào không có nhiều tiền sẽ không bị lừa, thế nhưng rất nhiều người đã bị lừa rằng họ có thể được thông báo về số tiền bảo hiểm sẽ được nhận, và có thể lấy tiền khi số tiền đủ lớn.
Tổng thiệt hại là 1,9 tỷ Yên, con số vô cùng khủng khiếp.
Bạn nghĩ bà ấy làm gì với số tiền lớn như vậy, khi tuổi đã cao?
Người thường có thể sẽ mua nhà mua xe sống sung túc, thế nhưng bà ấy dùng tiền cho các hoạt động tôn giáo của mình.
Liệu Thần linh có vui không khi nhận tiền lừa gạt từ người khác?
Với một người có thâm niên làm việc như vậy, tiền lương cũng cao hơn nhiều so với những người khác. Tuy nhiên bà ấy bị “mờ mắt” vì đồng tiền, hay đúng hơn, mờ mắt vì niềm tin mù quáng vào Thần linh.
Kengo Abe