Mánh lừa đảo lợi dụng COVID-19 đang ngày càng “sến sẩm” và nguy hiểm?
Thông thường các mánh lừa đảo thường được thực hiện bằng cách gặp trực tiếp “con mồi”, dùng ngôn ngữ cơ thể và cả lời nói để đánh lạc hướng. Tuy nhiên trong thời đại COVID-19, việc gặp mặt trực tiếp dường như không thể thực hiện được. Chưa kể chúng ta cũng đề phòng hơn với người lạ, do đó về mặt lý thuyết, COVID-19 có thể giúp hạn chế số vụ lừa đảo.
Tuy nhiên…
Xuất hiện hình thức lừa đảo mới trên Internet thông qua các ứng dụng hẹn hò, với quy mô ngày càng mở rộng.
Ảnh https://news.yahoo.co.jp/byline/tadafumiaki/20200829-00195576/
Do ảnh hưởng từ COVID-19, nhiều người không tới văn phòng làm việc nữa, thời gian ở nhà cũng tăng lên, khó tránh khỏi cảm giác cô đơn do hạn chế giao tiếp. Với mong muốn được trò chuyện gặp gỡ người khác, số lượng người sử dụng các ứng dụng hẹn hò, trò chuyện Online ngày càng tăng.
Một người phụ nữ Nhật Bản (trên 40 tuổi), là một designer, đã gặp gỡ một anh chàng người Úc trên ứng dụng hẹn hò, Đầu tiên cuộc trò chuyện xoay quanh tình hình hiện tại ở hai quốc gia, thế nhưng chỉ sau 1 tuần lễ, hai người đã bắt đầu tán tỉnh lẫn nhau.
Đại khái anh chàng gửi cho cô nàng những dòng như thế này:
“Em là người phụ nữ của cuộc đời anh
Anh rất biết ơn Ông trời đã cho anh gặp gỡ em
Không cần biết chúng ta cách trở ra sao, không ai có thể ngăn hai ta ở bên nhau”.
Người Nhật thường không bày tỏ tình cảm thẳng thừng như vậy, nhưng đây là người ngoại quốc, do đó rất dễ chiếm lĩnh trái tim chị em phụ nữ Nhật.
Không chỉ như vậy mà còn có thể “sến” hơn nữa:
“Anh thề tình yêu của anh với em là thật
Anh sẽ ở bên cạnh em mỗi buổi tối để ôm lấy em
Chúng ta sẽ luôn hiện diện trong trái tim nhau.
Em có cảm thấy tình yêu của anh mỗi ngày, dù hai ta có cách xa không?”
Sau đó anh chàng người Úc gửi cho cô kia tấm ảnh chụp anh ta và con gái với thông điệp “Anh dự định đến Nhật vào tháng 8, sau đó anh sẽ cầu hôn em”.
Thế nhưng do cô này không có nguyện vọng kết hôn nên đã từ chối, kể từ đó anh K vẫn không dừng việc gửi tin nhắn.
Tin nhắn tiếp theo của anh ta, bất ngờ lại là một tin nhắn “sặc mùi tiền”.
Anh dự định ký hợp đồng với một doanh nghiệp châu Á vào tháng 11. Phí hợp đồng là 250,000 USD, nhưng nếu nhận ở Úc sẽ mất 60% thuế. Em có thể thay anh nhận số tiền này ở Nhật không?
Tự nhiên lại bị đề nghị chuyện tiền bạc, cô gái không tránh khỏi nghi ngờ nên đã hỏi K liệu đây có phải lừa đảo không. Anh K phản ứng vô cùng gay gắt, anh tức giận vì cô này không tin tưởng, thêm vào đó thể hiện sự thất vọng buồn bã.
Trước phản ứng này, cô cảm thấy có lỗi nên đã gửi thư xin lỗi. Hành động này của cô diễn ra đúng như kế hoạch của K.
Tiếp đó, cô nhận được Mail từ một người đàn ông tự nhận là nhân viên ngân hàng người Mỹ.
Trong số 250,000 USD phí hợp đồng, chúng tôi sẽ chuyển trước 50,000 vào tài khoản. Ngoài ra bạn sẽ mất 2,250 USD tiền phí.
Sau khi nhận được khoản tiền chuyển trước, cần mất 1 triệu Yên để có thể nhận phần còn lại. Tóm lại bọn chúng thêm thắt rất nhiều thủ tục nhận tiền để dụ dỗ con mồi, cuối cùng lừa được số tiền lên tới 5 triệu Yên.
2 tuần sau đó…
Cô gái mượn của mẹ 1 triệu yên, thậm chí còn đi vay để trả khoản tiền này. Tại sao phải làm đến mức vậy, bởi cô cảm thấy tội nghiệp nếu không thể lấy được 250,000 USD cho anh chàng kia.
May mắn khi hỏi vay bạn bè, họ đã cảnh báo với cô đó là một vụ lừa đảo.
Tất nhiên đến lúc này cô đã chuyển đi kha khá tiền và không thể nào lấy lại được. Sau khi điều tra mới biết tấm ảnh anh K gửi cho cô là của một người khác, cũng không rõ anh này có phải là người Úc hay không. Cô không có bất kỳ thông tin nào về người này trừ thông tin trên ứng dụng hẹn hò, tất cả đều là giả mạo.
Trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, tôi biết rằng tâm lý của mọi người rất dễ bị tổn thương, và dễ dàng trở thành con mồi của bọn lừa đảo. Do đó xin mọi người hãy cẩn trọng.
Kengo Abe