Thần đạo – nền tảng cơ sở đạo đức cho đất nước Nhật Bản suốt 2600 năm

Khi được hỏi, tôn giáo của bạn là gì, nhiều người Nhật sẽ trả lời rằng “tôi không theo tôn giáo”. Thật ra, điều này không đúng lắm. Có thể bản thân người Nhật cũng không biết nhưng giá trị quan của người Nhật phần lớn dựa trên Thần đạo – tôn giáo cổ xưa của Nhật Bản.

Có rất ít người Nhật quan niệm rằng: “Trên đời này không có thần thánh nên tôi chẳng sợ gì hết.” Người Nhật có đạo đức của riêng mình, cơ sở đạo đức của người Nhật xuất phát từ Thần đạo.

Thần đạo (Shinto) là một tôn giáo xoay quanh các ngôi Đền và có nhiều điểm khác biệt so với các tôn giáo khác.

Một điều khác lạ về Thần đạo so với các tôn giáo khác đó là không rõ người sáng lập. Cơ-đốc giáo có Chúa Giê-su, đạo hồi có Thiên sứ Muhammad, Phật giáo có Tất-Đạt-Đa Cồ-đàm (Phật). Trái lại, Thần đạo không xác định được khởi nguồn và thời điểm bắt đầu.

Theo quan niệm của Thần đạo, có hơn tám triệu vị thần đang tồn tại khắp nơi trên thế giới. Điều này trái ngược hoàn toàn với thuyết độc thần trong Cơ-đốc giáo và Hồi giáo.

Hơn nữa, Thần đạo không có thánh kinh, không có những cuốn sách răn dạy như Kinh thánh hay Kinh Qur’an. Thần đạo không răn dạy và buộc con người phải làm bất cứ điều gì.

Ngự thần thể (御神体 – Goshintai) là một vật linh thiêng được đặt trong trung tâm của Đền thờ. Ngự thần thể có thể là những món đồ như gương, kiếm, đồ trang sức,… Vật được sử dụng nhiều nhất là gương.

Ý nghĩa của tấm gương đặt nơi đây là gì? – Không có lời giải thích cụ thể nào cho điều này cả. Đây chính là điểm thú vị và khó hiểu của Thần đạo.

Tấm gương phản chiếu dáng vẻ của bạn. Hãy thử nhìn lại bản thân mình, bạn có đang đi đúng đường không?

Nhìn vào tấm gương (鏡- kagami), lúc này bạn đang mang một “cái tôi” (我- ga), hãy xóa đi “cái tôi” ấy và bạn sẽ thấy được hình ảnh của Thần linh (神 – kami) phản chiếu qua tấm gương.

Đây là một cách diễn giải về Ngự thần thể. Mỗi người lại có một cách hiểu riêng – đây chính là đặc điểm của Thần đạo.

Tiếng Nhật có cụm từ Ga ga tsuyoi (我が強い) có nghĩa là bướng bỉnh, cứng đầu – Nếu bạn quá cứng nhắc và khăng khăng khẳng định lập trường, tình hình sẽ trở nên tồi tệ.

Nhật Bản là một đất nước theo chế độ chuyên chế.

Nước Nhật đã tồn tại được hơn 2600 năm với tinh thần ‘hướng đến lợi ích của toàn thể hơn là lợi ích của cá nhân’ được truyền lại từ xa xưa. Thế nhưng, gần đây, số người “ga ga tsuyoi” đang dần tăng lên một cách đáng kể.

3 tinh thần truyền thống của Nhật Bản được nhiều người công nhận là:

  • Makoto no Michi (誠の道)

Đừng xấu hổ, hãy làm điều đúng đắn.

  • Hi ni Atara (日に新た)

Đừng để mỗi ngày đều lặp đi lặp lại, hãy đặt mục tiêu, hướng về phía trước.

  • Sunaona Kokoro (素直な心)

Linh hoạt trong việc chấp nhận những sai lầm của bản thân.

(Nguồn: ĐÂY)

Đây cũng là lối suy nghĩ dựa trên Thần đạo.

Thần đạo là một phần cuộc sống của người Nhật, mặc dù người Nhật nghĩ rằng mình không theo tôn giáo nhưng tinh thần của Thần đạo vẫn bám sâu vào gốc rễ tâm trí của họ.

Nếu bạn không phải là người Nhật bạn vẫn có thể thực hành theo những quan niệm trên.

Hãy thử nhìn vào gương. Đầu tiên, nhìn thật kỹ khuôn mặt của bạn.

Bạn có thấy một khuôn mặt méo mó vì có quá nhiều dục vọng không? Bạn có thể dõng dạc nói rằng mình chưa từng làm một việc gì đó khiến bản thân cảm thấy hổ thẹn không?

Bạn đang là người có ích cho gia đình, xã hội và trái đất này?

Một tuần một lần, hãy nhìn vào gương và tự đặt ra những câu hỏi này.

“Nếu có thể kiếm được tiền thì lừa dối người khác cũng không sao. Nếu không nghe lời thì cưỡng chế.” – Trước kia, từng cá nhân có thể vứt đi suy nghĩ vị kỷ này để xây dựng nên một nước Nhật đáng tự hào. Thế nhưng Nhật Bản ngày nay đã thay đổi rất nhiều, đất nước này đang dần sa sút.

Thần đạo đã và đang là cơ sở đạo đức cho Nhật Bản suốt 2600 năm. Đây chính nền tảng vững vàng của không phải quốc gia, mà là của từng con người trong quốc gia đó.

Kengo Abe
Xem thêm: