Cơ sở thí nghiệm nhiệt hạch lớn nhất thế giới – Nhật Bản có thể trở thành siêu cường năng lượng?
Điện đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Hãy tưởng tượng bạn sẽ sống như thế nào nếu mất điện trong một ngày? Xã hội loài người ngày nay phụ thuộc vào tiện ích điện nhiều hơn bạn tưởng tượng.
Hiện tại cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn đang tiếp diễn gây ra vấn đề cung cấp khí đốt trên toàn cầu. Thế giới đang chuyển biến theo hướng các quốc gia cần đưa ra những chiến lược năng lượng độc lập, không dựa vào một quốc gia khác.
Một nguồn năng lượng vừa ổn định, vừa đảm bảo vấn đề môi trường. Khi bàn về điều này, nhiều người nghĩ ngay đến điện hạt nhân, điểm dừng chân hiện tại của công nghệ nhân loại. Tuy nhiên vấn đề hạt nhân vô cùng nhạy cảm ở Nhật Bản.
Chắc chúng ta ai cũng biết về sự kiện bom nguyên tử ném xuống hai thành phố Nhật Bản trong Thế chiến II. Không giống như các vụ nổ bom bình thường, ô nhiễm phóng xạ hạt nhân có hệ quả rất dài, thậm chí cho đến hiện tại.
Chưa hết, sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima đi kèm với thảm hoạ kép Đại Đông Nhật Bản năm 2011 khiến người Nhật có ác cảm mạnh mẽ với hai chữ “hạt nhân”. Đó là những nỗi đau không ai có thể quên và không được phép quên.
Tai nạn hạt nhân có quy mô rất lớn, nhưng cũng khó xảy ra, vậy mà người Nhật đã trải nghiệm tận 2 lần. Như thể Nhật Bản có thù với hạt nhân vậy. Xét trên góc nhìn về cảm tình dân tộc, các chính trị gia cũng xuôi theo hướng loại trừ hạt nhân.
Hiện tại có nhiều tranh luận về việc dự trữ lượng lớn khí Metan Hydrat, công nghệ mới sẽ dần được hiện thực hoá theo thời gian, tuy nhiên tại thời điểm này, Nhật Bản vẫn phải dựa vào năng lượng hạt nhân.
Đến đây, người ta lại tranh luận về các phản ứng tổng hợp hạt nhân, về một phương pháp mới để sử dụng năng lượng hạt nhân. Năng lượng hạt nhân thông thường sử dụng quá trình phân hạch, thu được bằng cách kiểm soát tốc độ phân hạch xảy ra trong một phản ứng di chuyền. Trong trường hợp quá trình không được kiểm soát chặt chẽ, hệ quả là khôn lường.
Vấn đề ở đây nằm tại khâu kiểm soát. Tai nạn Fukushima xảy ra cũng vì không kiểm soát được quá trình.
Mặt khác, phản ứng tổng hợp hạt nhân có đặc điểm là rất khó tự xảy ra chuỗi. Trong quá trình sản xuất, cần phải có sự điều khiển của con người thì chuỗi mới có thể xảy ra liên tục, mặt khác khi có tai nạn, không có phản ứng chuỗi xảy ra nếu không có tác động nên có thể xem đây là một điểm an toàn.
Vì phản ứng tổng hợp hạt nhân gần giống như nguồn năng lượng mặt trời, nên một số người nghĩ “Ủa khoan, mặt trời là một chuỗi nhiệt hạch mà nhỉ?”. Vấn đề này rất khó giải thích một cách dễ hiểu, do đó bạn hãy tự nghiên cứu thử nhé.
Trở lại với vấn đề phát điện nhiệt hạch. Nhiều nghiên cứu khác nhau đang được tiến hành trên khắp thế giới và cũng đang trở nên phổ biến ở Nhật Bản.
Thiết bị thí nghiệm nhiệt hạch mà Nhật Bản và EU phối hợp thực hiện dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động tại Ibaraki vào năm 2022. Đây là thiết bị được cho là lớn nhất trên thế giới và lên kế hoạch tập hợp các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên toàn cầu.
Có nhiều suy luận và phương pháp về phản ứng tổng hợp hạt nhân, nhưng phương pháp phát điện mà cơ sở thí nghiệm này áp dụng có khá nhiều lợi ích như sau:
1. Dễ kiểm soát, an toàn cao hơn
Về việc này thì đoạn trên đã giải thích rồi.
2. Nhiên liệu có nguồn gốc từ nước biển và không cạn kiệt
Nhật Bản là một đảo quốc, bao bọc xung quanh là biển, do đó đây là nguồn không bao giờ thiếu đối với quốc gia này.
3. Tạo ra năng lượng khổng lồ với một lượng nhỏ
Chỉ 1 lượng nhỏ nhiên liệu sẽ tạo ra năng lượng tương đương với 8 tấn dầu.
4. Không phát thải carbon dioxide
Đây là một yếu tố rất tốt để ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu.
5. Không có chất thải phóng xạ mức độ cao
Đây cũng là vấn đề thường gặp trong các nhà máy điện hạt nhân thông thường.
Hiện tại những thông tin đều đang rất tích cực, thế nhưng có thật mọi chuyện thuận lợi như vậy, chỉ thời gian mới có thể trả lời.
Bạn có nghĩ rằng Nhật Bản, một quốc gia được cho là không có tài nguyên, sẽ trở thành một siêu cường về năng lượng?
Kengo Abe