Nguồn gốc của 7 vị Thần may mắn Shichifukujin, trong 7 vị chỉ có 1 vị là Thần của Nhật???
Năm mới đến không thể không nhắc đến các vị Thần. Nếu một người Nhật nói về 7 vị Thần với gương mặt tươi cười, hạnh phúc, hẳn là họ đang nói đến 七福神 (Shichifukujin) – Thất phúc Thần.
7 vị Thần bao gồm 布袋 – Hotei (Phật Di Lặc), 毘沙門天 – Bishamonten (Hộ Pháp), 福禄寿 – Fukurokujyu (Phúc Lộc Thọ), 寿老人 – Jyuroujin (Thọ lão nhân), 大黒天 – Daikokuten (Thần May Mắn), 弁財天 – Benzaiten (Nữ Thần Thông Thái), và 恵比寿 – Ebisu (Thần Tài). Trong đó, chỉ có Thần Tài là Thần Nhật Bản.
Các vị còn lại đều là Thần nước ngoài.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tiểu sử của 7 vị Thần kể trên nhé.
Đầu tiên là 恵比寿 (Thần Tài):
Nhà ga Ebisu nằm ngay bên cạnh ga Shibuya được đặt theo tên của vị thần Tài này. Theo Thần thoại Nhật Bản, Thần Ebisu là con của Thần Izanaginomikoto và Thần Izanaminomikoto. Khi mới sinh ra, đứa bé không có tay, chân, thân hình dị dạng. Họ gọi đứa trẻ là Hiruko, vì quá sợ hãi nên quyết định thả trôi đứa bé ra biển.
Đứa bé sau đó trở thành Thần biển, trôi dạt vào đất liền, được tôn lên làm Thần, gọi là Ebisu. Dù là Thần nhưng câu chuyện của ngài quả là đáng thương.
大黒天 (Thần may mắn):
Đây là vị thần tối cao của đạo Hindu, Ấn Độ, Thần Shiva.
Ban đầu, Thần đạo là tôn giáo duy nhất tại Nhật, nhưng trong Thần đạo thờ đến 8 triệu vị Thần, thực ra con số 8 triệu chỉ là cách nói, theo thuyết “Vạn vật hữu linh”, Thần tồn tại ở vạn vật, không thể đếm xuể số lượng Thần trong Thần đạo.
Cũng chính vì niềm tin này mà Thần đạo rất dễ dung hoà với các tôn giáo khác, Thần may mắn cũng du nhập vào Nhật Bản như vậy. Vì vậy mà nếu biết Thần may mắn là Thần Ấn Độ, chắc cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
毘沙門天 – Bishamonten (Hộ Pháp) cũng là Thần Ấn Độ.
Vị thần này cũng bắt nguồn từ đạo Hindu nhưng đại diện cho sự giàu có và Phú Quý. Khi đến Nhật, biểu tượng của Thần được điều chỉnh một chút, người ta tôn thờ Thần như một vị Thần chiến tranh.
弁財天 – Benzaiten (Nữ Thần Thông Thái) cũng đến từ Ấn Độ.
Nữ thần có tên là Sarawati, hiện thân của dòng sông linh thiêng, biểu trưng cho “dòng chảy” nghệ thuật, học vấn và cả ngôn từ.
福禄寿 (Phúc Lộc Thọ).
Nếu 3 vị Thần ờ trên từ Ấn Độ, thì vị Thần này đến từ Trung Quốc. Người là Thần của Đạo giáo Trung Hoa, thích uống rượu nhưng lại sống trường thọ.
寿老人(Thọ Lão Nhân).
Tương tự, vị này cũng đến từ Trung Quốc. Lúc đọc tên chắc nhiều người sẽ nghĩ, vị này khác gì Phúc Lộc Thọ ở trên, nhưng người Nhật lại xem ông là một vị Thần riêng biệt trong Thất Phúc Thần.
布袋( Phật Di Lặc).
Đây là một Thiền Sư của Phật Giáo, sống vào thời đại nhà Đường, ông cũng đến từ Trung Quốc. Phật Di Lặc không sống trong Chùa mà đi nhiều nơi để tu hành. Ông là vị Thần duy nhất trong Thất thần từng là con người.
Nhật Bản là một Quốc Đảo, lại có thời gian dài thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, người Nhật không giỏi giao lưu với nước ngoài, thế nhưng hoá ra ngay trong Thần linh mà người Nhật tôn thờ cũng toàn Thần ngoại quốc, thật không ngờ đúng không !!!
Kengo Abe