Mỹ từ chối các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc, giống như cách mà Nhật Bản cũng đã từng bị áp đặt trong quá khứ.
Cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng, Hoa Kì không chỉ từ chối máy tính và điện thoại thông minh sản xuất tại Trung Quốc, mà thậm chí còn bao gồm cả một phần các thiết bị, linh kiện điện tử.
Căn bản cũng giống như cách mà Hoa Kỳ đã từng làm với Nhật Bản vào năm 1988. Vậy thì công lý ở đâu?
Tôi nghĩ mọi người chắc đều nhớ rằng Huawei, ZTE và các nhà sản xuất Trung Quốc đã bị các nước phương Tây công kích nhiều hơn mức cần thiết, chủ yếu là do chính phủ Hoa Kỳ gây ra.
Ngoài ra, việc nhà sản xuất máy tính DELL của Mỹ đặt mục tiêu giảm việc sử dụng chip Trung Quốc xuống bằng 0 vào năm 2024 đã gây xôn xao dư luận. Đến năm 2025, công ty này đặt mục tiêu sẽ cắt giảm 50% sản lượng sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Trung Quốc.
Khởi đầu câu chuyện là những lời đồn đoán về “Chip Trung Quốc có thể gây rò rỉ thông tin!”. Nhưng điều này có phải là sự thật hay không?
Vì tôi không biết thực hư câu chuyện là thế nào, nên tôi nghĩ có thể con chip sản xuất tại Trung Quốc thực sự đáng ngờ và cũng có thể đó là lời vu khống từ phía Hoa Kỳ.
Mặt khác, tôi cũng muốn hỏi rằng liệu các sản phẩm do Hoa Kỳ sản xuất có thật sự an toàn không?
Bạn có biết rằng có một hệ thống ngăn chặn liên lạc dữ liệu có tên Echelon đang hoạt động ở năm quốc gia là Anh, Úc, Canada, New Zealand và chủ yếu ở Hoa Kỳ hay không?
Chính phủ Hoa Kỳ đã phủ nhận sự tồn tại của Echelon, nên không còn ai nghi ngờ về sự tồn tại của nó nữa.
Tôi hiểu rằng cần phải ngăn chặn tội phạm trên thế giới. Nhưng những người đang chặn liên lạc dữ liệu trên toàn thế giới bằng một hệ thống như vậy, vì cho rằng có nguy cơ rò rỉ thông tin từ chip và sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc là không thuyết phục. Bởi vì Hoa Kỳ đã từng có rất nhiều cáo buộc giống như vậy trong quá khứ.
Chiến tranh Iraq nổ ra vào năm 2003, khi có Hoa Kỳ, Anh, Úc và Ba Lan tham chiến với lý do Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, vào cuối cuộc chiến năm 2011, không có vũ khí hủy diệt hàng loạt nào được tìm thấy. Vậy thì ai nên chịu trách nhiệm cho việc này?
Hơn nữa, Nhật Bản cũng đã từng phải chịu rất nhiều thiệt hại do Hoa Kì gây ra. Một sắc lệnh đặc biệt gọi là Super 301 đã được Nội các Hoa Kì thông qua, nhắm vào quốc gia đang rất thịnh vượng lúc bấy giờ là Nhật Bản.
Chất bán dẫn là chất được sử dụng để chế tạo các linh kiện cho máy tính, thiết bị điện tử v.v. Vào thời điểm đó, chất bán dẫn của Nhật Bản được xem là tốt nhất thế giới về giá cả và hiệu suất.
Ngoài ra, các sản phẩm của Nhật Bản như dệt may, thép, ô tô và TV màu bắt đầu bán chạy trên khắp thế giới, khiến cán cân thương mại của Hoa Kỳ bị phá vỡ nghiêm trọng, dẫn đến nền kinh tế bị suy thoái.
Kết quả là vào năm 1974, sắc lệnh Super 301 khét tiếng đã được thông qua và Nhật Bản rơi vào suy thoái kinh tế.
Ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản chiếm 50% thị phần thế giới vào thời kỳ đỉnh cao, đã tiếp tục giảm cho tới hiện nay chỉ còn dưới 10%. Người ta nói rằng nó sẽ giảm xuống còn gần như bằng 0 vào năm 2030.
Lấy lý do Nhật Bản đã bắt đầu cuộc chiến thương mại bất bình đẳng, sắc lệnh này đã được thông qua nhưng lại không có bất cứ cơ sở nào để chứng minh cho cáo buộc đó.
Sau khi đè bẹp Nhật Bản, giờ đây Hoa Kỳ cuối cùng cũng bắt đầu đè bẹp ngành công nghiệp Trung Quốc đã lớn mạnh.
Việc có khả năng rò rỉ thông tin do chip sản xuất tại Trung Quốc, đã được nói từ cách đây khoảng 10 năm trước.
Trong khi sự thật vẫn chưa được xác thực, các nhà sản xuất đều phải tuân theo mong muốn của chính phủ Hoa Kỳ. Mọi người trên khắp thế giới khi nghe cáo buộc đó đều kết luận rằng Trung Quốc rất xấu xa.
Một khi không có bằng chứng, chúng ta chưa thể nói rằng Trung Quốc tốt hay xấu, nhưng chúng ta lại có quá đủ lịch sử và bằng chứng để kết luận rằng không có công lý từ phía Hoa Kỳ.
Có một câu tục ngữ ở Nhật Bản tạm dịch là “Cây đinh nào lòi lên thì cây búa đóng xuống”.
Có nghĩa là nếu bạn nổi bật, bạn sẽ bị bóp méo và tấn công từ những người xung quanh. Quả đúng thật là như vậy.
Sự thật thường không có trong tin tức trên TV hoặc internet.
Tôi nghĩ chúng ta đang ở thời đại mà cần phải nhìn sự việc bằng chính con mắt của mình, suy nghĩ xem ai là người được hưởng lợi và ai là người có cách làm đúng đắn theo quan điểm của bản thân mình.
Kengo Abe