Tại sao Nhật Bản không bị đô hộ bởi các nước phương Tây?

Năm 1853, có một tàu chiến khổng lồ của Mỹ xuất hiện ở cảng Tokyo, Nhật Bản. Cũng giống mưu đồ với các nước châu Á khác, Mỹ âm mưu tấn công để biến Nhật Bản thành một nước thuộc địa. Tuy nhiên, Mỹ đã không thể đô hộ Nhật Bản. Vậy điều gì đã xảy ra lúc bấy giờ ?

Câu chuyện lịch sử dưới đây có lưu lại một kế hoạch bí mật, nhằm ngăn chặn các nước phát triển chi phối kinh tế của các nước ở khu vực Đông Nam Á. Cùng tôi tìm hiểu nhé, có thể nó sẽ có ích cho việc học và ứng dụng vào thời đại ngày nay đấy!

Nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha

Đầu tiên là những người truyền đạo Thiên Chúa giáo, họ đã khoe về những khẩu súng đến từ Bồ Đào Nha. Những khẩu súng có âm thanh rất lớn, sức công phá hoàn toàn vượt trội so với những loại vũ khí từ trước đến giờ. Tất cả mọi người lần đầu tiên khi thấy những khẩu súng như vậy, thì đều rất lấy làm ngạc nhiên và thán phục. Việc “khoe mẽ” sức mạnh công nghệ và quân sự hùng hậu được coi là bước đầu tiên của chế độ thực dân.

Cải tiến từ “sao chép” sang sản xuất hàng loạt

Chính phủ Nhật lúc đó đã chi ra một số tiền “khủng” để mua những khẩu súng này. Mục đích chính là để tháo rời chúng ra và “học cách làm”. Vào thời điểm đó, hiệu quả lẫn độ chính xác của súng không cao nên ít được nhiều nước tin dùng. Thế nhưng Nhật Bản đã cải tiến và tạo ra khẩu súng có hiệu suất còn cao hơn so với nguyên bản, tiếp theo là sản xuất hàng loạt. Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành quốc gia có thể tự chế tạo ra súng trên thế giới.

Mục đích của các hiệp ước bất bình đẳng

Quay lại câu chuyện kể về Nhật Bản năm 1853. Như đã đề cập ở trên, tàu chiến của Mỹ đe dọa tấn công nhằm gây sức ép để Nhật ký kết một hiệp ước bất bình đẳng. Chính phủ Nhật Bản lúc đó đã nhận thấy rằng sẽ rất khó giành chiến thắng nếu họ không chịu ký kết vào hiệp ước này. Tháng 3 năm 1854, Nhật bắt đầu mở cửa để giao thương với thế giới bên ngoài, vì việc họ cần làm lúc này chính là cố gắng kéo dài thời gian và phân tích sức mạnh quân sự của các nước phương Tây.

“Sao chép” và cải tạo cả tàu chiến

Từ năm 1868 đến năm 1912, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Nhật Bản đã có thể chuyển từ thời đại Samurai sang một quốc gia hiện đại.

Thời gian này Nhật Bản đã cố gắng sao chép những vũ khí từ các nước phương Tây. Họ mua tàu chiến với giá rất cao và sau đó nghiên cứu chúng rất kỹ lưỡng. Trải qua hơn một thập kỷ, Nhật đã vươn lên đứng ngang hàng với các nước phương Tây. Trong thế chiến thứ 2, Nhật Bản đã chế tạo ra thiết giáp hạm Yamato – một tàu chiến mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.

Nghe đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được chiến lược của Nhật Bản rồi phải không? Đó chính là dành thời gian để chuẩn bị cho cuộc phản công, chứ không nhất thiết phải chiến đấu “sống chết” để chống lại kẻ thù có sức mạnh áp đảo hơn mình. Tiếp đến là nghiên cứu kỹ lưỡng sức mạnh quân sự của kẻ thù và tạo ra một sức mạnh vượt trội hơn. Chính hai điều này đã giúp Nhật Bản không bị rơi vào ách đô hộ của các nước phương Tây.

Điều này cũng có thể áp dụng vào trong xã hội hiện đại, giống như thật khó để có thể thắng những gã khổng lồ như Apple, Google, Facebook. Vì vậy, các công ty đối thủ chỉ có thể cố gắng nghiên cứu và tạo ra điều gì đó vượt trội hơn họ. Không chỉ riêng ngành công nghệ thông tin, điều này cũng có thể áp dụng cho tất cả các loại ngành nghề.

Thật đáng tiếc khi thị trường Nhật Bản hiện nay lại không còn có thể sử dụng tốt chiến lược này. Thế nhưng, quan trọng nhất chính là việc xây dựng một kế hoạch để có thể “giành lấy thắng lợi” vào thời điểm chín muồi và luôn tin tưởng vào kế hoạch đó.

Tương lai tới đây, các công ty tầm cỡ thế giới sẽ có xu hướng đầu tư vào thị trường trẻ như Việt Nam, chính vì vậy JAPO mong muốn sẽ hỗ trợ các bạn trẻ Việt Nam đón đầu thị trường kinh tế mới này.

Abe kengo
Xem thêm: