Nhà ngoại giao Sugihara Chiune bị trừng phạt sau khi cứu sống 6000 người Do Thái

Nhà ngoại giao Sugihara Chiune, đã cứu sống 6.000 người Do Thái khỏi phát xít Đức bằng cách nào? Sau đó, tại sao ông lại bị Bộ ngoại giao trừng phạt ? Điều gì đã xảy ra trong thế chiến thứ 2? Mọi người hãy cùng Japo tìm hiểu câu chuyện mang đậm tính lịch sử này nhé!

Vào tháng 4 năm 1933, người đứng đầu phát xít Đức là Hitler, đã phát động chiến dịch tàn sát ngưới Do Thái bằng những hành vi man rợ vượt ra ngoài giới hạn của con người. Vì quá lo sợ sẽ bị bắt, nhiều người Do Thái đã cố gắng tìm cách trốn sang nước ngoài, nhưng điều này thật sự rất khó nếu như họ không có visa.

Lúc đó, do Nhật đã kí hiệp ước quân sự với Đức, nên không thể chấp nhận cho những người Do Thái nhập cảnh. Tuy nhiên, những người Do Thái hoàn toàn có thể “chạy trốn” sang các nước khác thông qua Nhật. Chính vì vậy, họ đã kéo nhau đến đại sứ quán Litva nơi ông Sugihara đang làm việc để xin được cấp visa. Thế nhưng, Bộ ngoại giao Nhật Bản lúc đó đã ban hành lệnh tạm dừng cấp thị thực. Sau một thời gian suy nghĩ và đắn đo, cuối cùng ông Sugihara đã đưa ra quyết định!

Nhân đạo và tinh thần bác ái là ưu tiên hàng đầu

Ông nghĩ rằng, việc giúp đỡ những người đang gặp khó khăn cần ưu tiên hơn cả công việc cũng như mệnh lệnh của quốc gia. Ông ra sức hoàn thiện thủ tục để có thể cấp visa cho càng nhiều người càng tốt. Ở thời điểm đó, những giấy tờ đều phải viết bằng tay, vì vậy ông đã làm việc chăm chỉ đến mức gần như tay ông không thể cử động được nữa.

Bộ ngoại giao Nhật Bản đã rất tức giận với phản ứng phớt lờ mệnh lệnh của ông và ra lệnh Sugihara ngay lập tức rời khỏi đại sứ quán. Điều này cũng không thể làm Sugiura bỏ cuộc, ông tiếp tục làm nốt công việc dang dở ở ngay tại khách sạn nơi ông đang ở. Cuối cùng, ông cũng đã cứu được mạng sống của 6000 người Do Thái.

Sau khi Sugihara trở về Nhật đã nhận được thư sa thải từ Bộ ngoại giao. Mặc dù đã cứu mạng sống của 6000 người khác, Sugihara vẫn bị nhà nước đánh giá ở mức kém nhất vì lý do không tuân theo mệnh lệnh của chính phủ. Hơn nữa, việc làm tuyệt vời này của ông cũng không hề được lưu lại trong lịch sử Nhật Bản.

Khoảng những năm 1968, Nhật Bản dần ổn định trở lại sau khi chiến tranh. Một nhà ngoại giao tên Nishri được chỉ định đến Đại sứ quán Israel tại Nhật Bản. Anh ấy là người đã được Sugihara làm thủ tục cấp visa lúc trước. Anh ta cũng là người đã hét lớn tại nhà ga khi mọi người bắt đầu lên đường: “Sugihara! Chúng tôi sẽ không bao giờ quên ơn ngài”, “Rồi chúng ta sẽ gặp lại nhau!”.

Nishiri thật sự bị sốc khi biết rằng việc được cấp VISA là do Sugihara đã làm trái lệnh chính phủ Nhật và đã khiến ông ấy rơi vào tình thế nguy hiểm.

Chính vì điều này, các tình nguyện viên bao gồm cả Nishri đã cùng quyết tâm để khôi phục danh dự của Sugihara ở Israel và Nhật Bản. Hoạt động này được thực hiện vào năm 2000, cuối cùng chính phủ Nhật Bản cũng đã công nhận thành tích của Sugihara.

Sugihara – một người can đảm đã đưa ra lựa chọn đúng đắn với tư cách là một con người chứ không phải là một nhà ngoại giao. Sau khi được khôi phục danh dự, câu chuyện này trở thành cảm hứng cho các vở kịch, tiểu thuyết và điện ảnh nổi tiếng.

Thông qua câu chuyện lịch sử này, tôi nghĩ rằng người Nhật ngày nay cần phải cố gắng học hỏi những tấm gương sáng đó. Tất cả chúng ta, bất kể màu da hay sắc tộc nào đi nữa, cũng có thể cứu lấy thế giới hiện đại đầy bất ổn này với những suy nghĩ nhân văn như Sugihara.

Abe kengo
Xem thêm: