Lời kể của người con bị chính cha ruột lạm dụng tình dục từ khi còn học mẫu giáo

Ba năm trước, một người phụ nữ đã đệ đơn kiện đòi cha mình bồi thường khoảng 37 triệu yên. Cô cho rằng những tổn thương về tinh thần của mình là do bị chính người cha lạm dụng tình dục khi còn nhỏ.

Trong phán quyết được đưa ra tại phiên tòa đầu tiên vào tháng 10 năm ngoái, Tòa án quận Hiroshima đã xác nhận hành vi lạm dụng tình dục của người cha. Tuy nhiên, theo bộ luật dân sự tại thời điểm người con bị lạm dụng tình dục có ghi rằng “Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ hết hiệu lực sau 20 năm kể từ khi xảy ra thiệt hại”. Do đó, người cha không cần phải bồi thường những thiệt hại này.

Cô đã kháng cáo lên Tòa án tối cao Hiroshima với bức thư kháng cáo được viết như sau:

_ Tên tôi là Aya (40 tuổi) và sống ở thành phố Hiroshima. Nếu tôi không ra tòa, tôi sẽ mãi sống trong đau đớn khi phải đối mặt với chính cha ruột của mình. Tôi nhớ như in lúc cha ôm tôi vào lòng và xem những đoạn phim người lớn. Vào ngày Giáng sinh năm lớp 4, tôi đã bị ép quan hệ tình dục cho đến năm lớp 8. Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tự hỏi rằng “Điều này có ổn không? Tôi nên làm gì?”. Tôi thậm chí còn không được dạy cách nói để có thể từ chối.

_ Khi đó tôi vẫn còn là một “đứa trẻ” và không hiểu rằng bản thân mình đang bị “lạm dụng tình dục”. Cha luôn nói với tôi rằng “Ta làm vậy là do ta yêu con, nhưng ta cấm con không được nói với ai khác”. Hành động lạm dụng của cha tôi tuy đã kết thúc, nhưng tôi đã trưởng thành qua những năm tháng đau khổ và phải luôn kìm nén cảm xúc của chính mình. Tôi không thể tin tưởng những người xung quanh và cảm thấy thật khó để có thể tiếp tục sống.

_ Mọi thứ càng trở nên tội tệ hơn từ vài năm trước, khi mà bà tôi – người tôi yêu thương và có thể dựa vào đã qua đời. Kể từ thời điểm đó, tôi bắt đầu không kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Những hình ảnh tôi bị cha lạm dụng tình dục bắt đầu quay trở lại.

 

Với suy nghĩ “không thể tiếp tục sống như thế này”, Aya đã quyết định tìm đến một tổ chức phi lợi nhuận để nhận sự hỗ trợ dành cho các nạn nhân bị lạm dụng tình dục.

Aya nói rằng: “Mới đầu tôi nghĩ rằng khi bước vào tòa nhà đó, tôi sẽ bị người khác nhận ra mình là người bị lạm dụng tình dục. Tuy rằng trước đây tôi chưa bao giờ làm điều gì xấu, nhưng tôi vẫn cảm thấy rất sợ. Thế nhưng, rất may tôi đã cảm thấy ổn hơn khi nhận được sự lắng nghe từ những tư vấn viên.”

Luật sư Teranishi Tamko cho biết: “Hầu hết các nạn nhân đều rất khó tự đứng ra để tố cáo. Vì nhiều thủ phạm là những người họ quen biết, nên việc khiếu nại sẽ có thể gặp rủi ro rất lớn. Nhiều người đã gặp những vấn đề về tâm thần do bị lạm dụng. Việc tâm sự và kể cho ai đó nghe về những gì đã xảy ra sẽ là một cách để nạn nhân có thể dũng cảm tiến lên phía trước.”

Aya nói rằng: “Tôi đã không mong muốn mọi người biết rằng tôi bị lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, tôi đang nói lên những tâm sự này với hy vọng nó sẽ giúp ích cho những nạn nhân đang phải chịu đựng giống như tôi. Bị tấn công tình dục có thật sự đáng xấu hổ? Không, những kẻ gây ra hành động này mới thật đáng xấu hổ! Chúng ta cần sống trong một thế giới mà mọi người có thể nói lên rằng họ đang là nạn nhân.”

Các luật sư và tổ chức phi lợi nhuận đang cố gắng làm mọi thứ có thể để giúp đỡ cô. Nếu như có thể chia sẻ với mọi người sớm hơn, thì có lẽ cô đã không phải trải qua những tổn thương và mất mát đến tận tuổi này.

Nguồn: TBS News Dig

 

hinhin
Xem thêm: