Nhật Bản sử dụng hạt gạo cũ để tạo ra nhựa sinh khối

Ông Kamiya Kazuhito đã nghiên cứu và phát triển nhựa sinh học được làm từ gạo trong suốt 20 năm. Cuối cùng, ông đã tạo ra được một loại vật liệu mang tính khả thi về mặt thương mại và thân thiện với môi trường.

Gạo trữ quá lâu dễ bị ẩm mốc và không thể bán, đã được ông Kamiya tái sử dụng. Ông đã phát triển một công ty sử dụng một dạng nhựa mang tên nhựa sinh khối, được làm từ gạo trộn với polypropylene.

Hai chất này tuy không hòa tan vào nhau vì gạo có thuộc tính háo nước, còn polypropylene lại là một loại polymer tổng hợp hoạt động giống như dầu. Nhưng ông đã tích hợp thêm phản ứng với nhóm hydroxy của tinh bột gạo và kết quả khiến chúng trở nên liên kết cực kì mạnh mẽ.

Loại nhựa này rất bền và dễ tạo hình như nhựa thông thường. Bằng phương pháp này, việc sử dụng nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ đã có thể giảm tới 70%. Hiện công ty ông đã sản xuất những sản phẩm sử dụng thường ngày được làm từ nhựa sinh khối như: ốp lưng điện thoại, hộp đựng cơm,… Đặc biệt là đồ chơi cho trẻ sơ sinh sẽ khiến mọi người có thể yên tâm hơn khi trẻ cho chúng vào miệng.

Dù đã dần phục hồi sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, nhưng thị trấn Namie của tỉnh Fukushima vẫn đang chịu những thiệt hại nặng nề từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Namie từng là nơi sản xuất ra rất nhiều lúa gạo ở Nhật. Nhưng ngày nay, nhiều cánh đồng ở đây đã bị bỏ hoang.

Vì vậy, ông Kamiya đã tận dụng những cánh đồng này và bắt đầu việc sản xuất quy mô lớn, với mong muốn việc xây dựng nhà máy ở đây sẽ tạo thêm cơ hội việc làm và thu hút người dân trở lại thị trấn. Ông hy vọng việc sử dụng nhựa sinh khối làm từ gạo sẽ có thể đưa ngành nông nghiệp nơi đây phát triển trở lại trong tương lai.

 

Đức Lâm
Xem thêm: